K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2020

Về trang phục của lứa tuổi hs hiện nay thì biết phối quần áo một cách hợp lí , có tính thẩm mĩ , màu sắc hài hòa rất đẹp

23 tháng 3 2020

muộn rồi các bạn ạ

28 tháng 3 2023

văn nghị luận hả bn

1 tháng 5 2021

Biển là một hồ nước mặn rộng lớn nối kết với các đại dương, là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Không có biển, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại. Vậy biển có vai trò như thế nào và tại sao chũng ta cần phải bảo vệ biển? Đó là bởi lẽ, biển có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của Trái đất. Nó hoạt động với tư cách là một "cỗ máy điều hoà nhiệt độ" và "cỗ lò sưởi" khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân bằng các cực từ nhiệt độ thịnh hành trên Trái đất và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn,... Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn. Ngoài ra, biển còn là một nguồn thực phẩm phong phú và là nơi có giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Nhưng khi xã hội đang ngày càng phát triển, công nghiệp hóa, xã hội hóa không ngững gia tăng thì lượng rác thải đổ ra biển vô cùng lớn với mức độ khai thác, đánh bắt cá, sử dụng tài nguyên biển lãng phí. Điều này, làm cho môi trường biển bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên quý báu. Vậy nên, để bảo vệ cảnh đẹp, nguồn tài nguyên, sự sống của nhân loại, ta cần phải góp phần tiết kiệm, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. 

30 tháng 4 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

chúc bạn học tốt 

nhớ tích cho mk nha

30 tháng 4 2020

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
~hok tốt my friend ~

22 tháng 1 2022

Đã trôi qua hơn 60 năm, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới.

1 tháng 4 2022

là sao?

1 tháng 4 2022

Việc mở cửa lại trường học cần tuân thủ công tác phòng, chống dịch COVID-19 chung của ngành y tế nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ nhân viên, giáo viên và gia đình. Một số biện pháp thiết thực mà nhà trường có thể triển khai bao gồm:

Sắp xếp xen kẽ giờ đến trường và tan họcSắp xếp xen kẽ giờ ănTổ chức lớp học trong các không gian tạm thời hoặc ngoài trờiSắp xếp lịch học theo ca, giảm sĩ số lớp

Nước sạch và công trình vệ sinh sẽ góp phần quan trọng vào việc mở cửa lại trường học an toàn. Cán bộ quản lý cần phân tích những điểm cần cải thiện về biện pháp vệ sinh trong trường học, bao gồm thực hành rửa tay, thói quen khi gặp các vấn đề hô hấp (chẳng hạn, che miệng khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay), biện pháp giãn cách, quy trình vệ sinh cơ sở vật chất và thực hành chế biến thực phẩm an toàn.  Cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường cần được tập huấn về giãn cách an toàn và thực hành vệ sinh.