K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2019

Pháp đánh Thuận An năm 1883 vì:

- Triều đình nhà Nguyễn rối ren 1883: Vua Tự Đức qua đời(17-7-1883), triều đình còn đang chọn người kế vị => Pháp đánh vào Huế.

- Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An.

- Chiều tối 20/8/1883, Pháp làm chủ được Thuận An.

23 tháng 5 2018

Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 2 2023

Vì sao thực dân pháp đem quân tấn công Bắc kì lần thứ 2 năm (1882-1883)?

A. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

B. Vì nhu cầu về thị trường,nguyên liệu,nhân công,...

C. Quân lính mệt mỏi, muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà thanh.

5 tháng 1 2019

Ngày 17-7-1883, vua Tự Đức qua đời. Lợi dụng triều đình đang bận rộn với việc chọn người kế vị, thực dân Pháp đã đem quân đánh thẳng vào cửa Thuận An, sát kinh đô Huế, buộc triều đình phải đầu hàng

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 6 2016

* Nguyên nhân:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

21 tháng 2 2017

ngoài những lý do đó còn do lúc này pháp vừa thất bại trong chiến tranh pháp phổ ( bồi thường 5 tỷ phrang gold cùng vs cắt 2 tỉnh loren và andat cho phổ. đòi hỏi phải có thêm nhu cầu về nguyên nhiên liệu sản xuất cùng với tiền để bù đắp cho việc trả chiến phí chiến tranh. hơn nữa bắc kỳ có hệ thống đường thủy ven sông hồng rộng lớn thuận lợi cho tàu thuyền pháp đi lại....v..v...

ngoài ra bắc kỳ là khu vực xa kinh thành huế sẽ khiến cho tr.dinh . k kịp tiếp ứng mà dù cho có tiếp việc cũng yếu ớt......m đang ôn thi hsg nên biết sơ sơ... nhân tiện có ai ở thpt lê viết thuật k cho m làm quen vs. 20 ngày nữa thi rùi... vs ai giỏi sử thì cho m ít câu hỏi mở luôn với nhé...@_@

8 tháng 10 2019

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Đáp án cần chọn là: C

6 tháng 7 2017

Đáp án là B

2 tháng 7 2017

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Đáp án cần chọn là: A

10 tháng 3 2019

Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, thực dân Pháp đã kí với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Đáp án cần chọn là: A

16 tháng 3 2016

Đánh giá âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của triều đình nhà Nguyễn thông qua nội dung của 4 bản hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884.

* Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

- Hoàn cảnh: sau khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và một số tỉnh miền Tây Nam Kì, tháng 5-1862, vua Tự Đức cho phái bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn chủ động gặp Pháp để xin "giảng hòa", "chuộc lại đất"...

+ Từ ngày 3-6 đến 5-6-1862 kí hiệp ước Nhâm Tuất.

- Sơ lược nội dung:

+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ cho Pháp... Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long...

- Hệ quả:

+ Nhà Nguyễn với hy vọng Pháp sẽ tiếp tục trả lại vùng đất đã mất, nên đã ra lệnh bãi binh, cấm nhân dân không được đánh Pháp, chứng tỏ triều đình lúng túng bạc nhược.

+ Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì...

+ Gây nên sự bất bình trong sĩ phu và nhân dân cả nước.

* Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)

- Hoàn cảnh:

+ Chiến thắng lớn ở trận Cầu Giấy làm cho quân Pháp hoang mang, muốn tháo chạy khỏi Bắc Kì. Đó là cơ hội tốt cho quân triều đình phối hợp với nhân dân. Nhưng nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng về con đường đàm phán mong Pháp trả đất. Vì vậy, khi Pháp đặt vấn đề thương lượng, triều đình đồng ý ngay.

+ Ngày 15-3-1874 tại Sài Gòn, Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết.

- Sơ lược nội dung:

+ Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì... Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận.

- Hệ quả:

+ Sau hiệp ước Việt Nam bị mất một phần quan trọng về quyền độc lập và nội trị.

+ Tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính Bắc Kì và Trung Kì.

+ Dấy lên các phong trào đấu tranh sôi nổi với tư tưởng và khí thế "Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây"

* Hiệp ước Hắc - măng (1883) và Pa tơ nốt (1884)

- Hoàn cảnh

+ Lợi dụng tình hình vua Tự Đức mất, triều đình đang hoang mang, Pháp quyết định đánh Thuận An (18-8-1883), uy hiếp kinh thành Huế.

+ Khi nghe tin triều đình hốt hoảng xin đình chiến, Cao ủy Pháp là Hắc măng đưa ra một dự án mới đã thảo sẵn từ trước buộc nhà Nguyễn phải chấp nhận.

+ Ngày 25-8-1883) Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp kí với Pháp Hiệp ước Hắc Măng

- Sơ lược nội dung:

+ Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam, kèm theo nhiều điều khoản nặng nề.

- Hệ quả:

+ Đây là Hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ.

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục.

+ Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc, lung lạc quan lại triều đình, Pháp đề nghị triều đình ký thêm Hiệp ước Pa tơ nốt (6-6-1884) đặt sơ sở lâu dài cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

* Nhận xét

- Quan nội dung các Hiệp ước, Pháp thực hiện chính sách lấn dần, dùng ngoại giao để từng bước hoàn thành xâm lược bằng quân sự.

- Sự thỏa hiệp của nhà Nguyễn qua các hiệp ước càng thể hiện sự nhu nhược mỗi khi quân sự thất bại, nhà Nguyễn dùng ngoại giao để thỏa hiệp từng bước bán nước.

16 tháng 3 2016

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 
* Hoàn cảnh: 
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên 
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung: 
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc. 
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến...... 
=> Nhận xét: 
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp. 
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống 
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc. 
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874 
* Hoàn cảnh: 
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. 
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì. 
* Nội dung: 
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì. 
=> Nhận xét: 
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi. 
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta. 
3. Hiệp ước Quý Mùi: 
* Hoàn cảnh: 
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp. 
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An. 
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. 
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung: 
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. 
=> Nhận xét: 
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp. 
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc. 
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884 
* Hoàn cảnh 
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến. 
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884 
=> Nhận xét : 
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc. 
==> Kết luận chung: 
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.