K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

Về ma , quỷ, các chuyện cổ tích làm nên lịch sử

15 tháng 10 2021

undefinedđeo khẩu trang vào nha kkk :>

15 tháng 10 2021

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

12 tháng 3 2022
tham khảo

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

21 tháng 11 2017

Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.

Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:

– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?

Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau

– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.

– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa. 

– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.

Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:

– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú

Cô Út vội an ủi:

– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?

– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.

Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…

Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.

Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:

– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy. 

Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:

– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.

Chị Hai vẫn nức nở:

– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.

Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.

21 tháng 11 2017

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.