Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Cách 1:
Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm.
Lấy trung điểm O của AC.
Qua O kẻ đoạn thẳng BD =7cm (B và D khác phía nhau so với AC) sao cho O là trung điểm của BD (tức là OB=OD=3,5cm).
Nối A với B, A với D, B với C, C với D ta được hình bình hành ABCD.
Sử dụng thước đo các cạnh ta thấy AB=CD, AD=BC.
Hình vừa vẽ sử dụng tính chất hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Cách 2:
Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm.
Lấy trung điểm O của đoạn thẳng AC. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3,5 cm.
Vẽ đường thẳng đi qua tâm O cắt đường tròn tại hai điểm B và D.
Nối A với B, B với C, C với D, D với A, ta được hình bình hành ABCD.
- Kẻ đoạn MN = 6cm, đo góc MNP bằng \(60^\circ \). Lấy điểm P trên tia còn lại của góc (không chứa điểm M) sao cho NP = 6cm.
Cách 1: - Nối M với P. Lấy O là trung điểm của MP.
- Kẻ đường thẳng NO, lấy điểm Q sao cho OQ=ON( Q khác N).
- Nối MQ, QP ta được hình thoi như hình vẽ:
Cách 2:
- Qua M kẻ đường thẳng song song NP, trên đó lấy điểm Q sao cho MQ = 6cm
- Nối PQ
Ta được hình thoi MNPQ cần vẽ
Tham khảo:
a)
- Kẻ đoạn thẳng AB=5cm.
- Dùng compa vẽ 2 đường tròn bán kính 5cm có tâm lần lượt là A và B.
- Điểm C là giao điểm của hai đường tròn đó.
ABC là tam giác đều cần vẽ.
b)
- Vẽ đoạn thẳng AB=5cm và đoạn thẳng AD=3cm vuông góc với nhau.
- Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB.
- Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với AD.
- Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.
ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
c)
- Vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.
- Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng CB=3cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng DA=3cm.
- Nối 2 điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
d)
- Vẽ đoạn thẳng AB=6cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 8cm.
- Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AB. Trên đường thẳng lấy H sao cho AH=4cm.
- Qua H kẻ đường thẳng vuông góc với AH cắt đường tròn tại điểm D (chọn 1 trong 2 giao điểm).
- Qua B kẻ đường thẳng song song với AD.
- Qua D kẻ đường thẳng song song với AB.
- Hai đường thẳng cắt nhau tại C.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
e)
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 5 cm. Trên đường tròn này lấy điểm D.
- Từ D vẽ đường thẳng song song với AB. Trên đường thẳng này lấy điểm C sao cho DC = 5 cm.
- Nối C với B ta được hình thoi ABCD có cạnh 5 cm.
Ta được ABCD là hình thoi cần vẽ.
a) Diện tích hình thoi MPNQ là:
\(S_{MPNQ}=\frac{1}{2}. MN. PQ=\frac{1}{2}. 8.6=24 (cm^2)\)
b) Chu vi hình thoi MPNQ là:
\(C_{MPNQ}=4. MP = 4. 5 = 20 (cm)\)
Cạnh QN dài :
\(\left(26+6\right):2=18\left(cm\right)\)
Cạnh MN dài :
\(26-18=8\left(cm\right)\)
Tổng 4 cạnh hình thoi là :
\(8.4=32\left(cm\right)\)
Đáp số...
Đính chính
\(QN=\left(26+6\right):2=16\left(cm\right)\)
\(MN=26-16=10\left(cm\right)\)
Bốn cạnh dài :
\(10.4=40\left(cm\right)\)
Cách 1: - Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm.
- Lấy M tâm, vẽ đường tròn bán kính 4 cm (hình vẽ).
- Trên đường tròn lấy điểm Q, nối M với Q. Khi đó MQ= 4cm.
- Qua N và Q lần lượt vẽ hai đường tròn bán kính bằng 4 cm, hai đường tròn này cắt nhau tại M và P (P khác M).
- Nối P với N và P với Q ta được hình thoi MNPQ. Các cạnh PN=QP =4cm.
Nhận xét: Hình vẽ có tính chất các cạnh MN=NP=PQ=QM =4cm
Góc \(\widehat {MNQ}\) khác nhau thì sẽ tạo được các hình thoi khác nhau.
Cách 2:
- Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm
- Vẽ đoạn thẳng MQ = 4 cm
- Từ Q vẽ đường thẳng song song với MN, trên đường thẳng đó lấy điểm P sao cho PQ = 4 cm.
- Nối P với N ta được hình thoi MNPQ.