Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.
1. Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.
2. Suy nghĩ của em về truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta.
1. Giải thích:
- Thương người: là luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, giúp đỡ họ mà không cần một sự hàm ơn, trả ơn.
- Thương thân: là thương và quan tâm tới bản thân mình.
- Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Đây là lối sống nhân ái, vị tha của cha ông đề cao tinh thần cộng đồng. Nghĩa là luôn quan tâm, giúp đỡ, đoàn kết, gắn bó với mọi người như yêu thương bản thân mình.
2. Chứng minh:
- Tinh thần "Thương người như thể thương thân" được cha ông coi trọng và truyền lại cho bao thế hệ con cháu.
- Dân tộc ta có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Chính tinh thần này cũng được đúc rút trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, kho tàng văn hóa dân tộc: "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách",... Những câu nói ấy như trở thành linh hồn, trở thành cách ứng xử hằng ngày của người Việt.
- Tinh thần tương thân tương ái ấy còn được thể hiện qua những hành động trực tiếp như:
+ Trong thời chiến, nhờ tinh thần ấy mà dân ta trở nên đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Bác Hồ đã từng phát động phong trào "ống gạo cứu đói" để kêu gọi toàn thể nhân dân cả nước tiết kiệm, đóng góp để gửi gạo nuôi quân ở chiến trường.
+ Thời bình, tinh thần ấy vẫn luôn được duy trì và phát huy tối đa như: phong trào xây nhà tình thương dành tặng những người nghèo, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn; phong trào cứu tế và khắc phục hậu quả của thiên tai lũ lụt; phong trào tình nguyện đem đến tri thức và hỗ trợ về vật chất cho đồng bào miền núi;...
+ Trong cuộc sống đời thường, có vô vàn những biểu hiện chứng tỏ tinh thần "thương người như thể thương thân" trở thành lẽ sống, đạo lí ứng xử của người Việt. (Dẫn chứng)
3. Bàn luận:
- Khẳng định đây là truyền thống, quan điểm sống đúng đắn.
- Bản thân mỗi người cần có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp này. Chỉ ra biện pháp.
- Liên hệ bản thân.
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ "Đồng dao mùa xuân". Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất "chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều" nhưng cũng rất dũng cảm biến "anh thành ngọn lửa". Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như "bạn bè mang theo". Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế "bom rơi/khói đen rừng chiều", "làn da sốt rét" nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan "cười hiền lành". Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam. =))
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Tiêu chí so sánh | Bài thơ Đồng dao mùa xuân | Bài thơ Gặp lá com nếp |
số tiếng | 4 tiếng | 5 tiếng |
vần | vần cách | Vần liền |
nhịp | 1/3, 2/2 | 1/4, 2/3, 3/2 |
Chia khổ thơ | mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng | mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ. |
Tiêu chí so sánh | Bài thơ Đồng dao mùa xuân | Bài thơ Gặp lá com nếp |
số tiếng | 4 tiếng | 5 tiếng |
vần | vần cách | Vần liền |
nhịp | 1/3, 2/2 | 1/4, 2/3, 3/2 |
Chia khổ thơ | mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng | mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ. |
Một trải nghiệm buồn mà tôi nhớ mãi là khi tôi mất đi chú chó cưng của gia đình. Đó là một kỷ niệm đau lòng nhưng cũng để lại cho tôi nhiều bài học quý giá về tình yêu và sự chia sẻ.
Chú chó tên là Max, đã sống cùng gia đình tôi suốt tám năm. Max là một chú chó đáng yêu, luôn bên cạnh chúng tôi mỗi khi vui buồn. Những năm tháng bên Max là quãng thời gian hạnh phúc, với những buổi chiều dạo chơi công viên, những lần Max nghịch ngợm trong vườn và những buổi tối ấm cúng khi cả gia đình quây quần bên nhau.
Tuy nhiên, khoảng ba tháng trước khi Max ra đi, sức khỏe của chú bắt đầu suy giảm. Chúng tôi đưa Max đến bác sĩ thú y, và sau nhiều lần kiểm tra, bác sĩ thông báo rằng Max mắc một căn bệnh nghiêm trọng và không còn nhiều thời gian. Tin này khiến chúng tôi vô cùng đau lòng và lo lắng.
Từng ngày trôi qua, Max ngày càng yếu hơn. Tôi vẫn nhớ hình ảnh Max nằm im lặng trên chiếc giường yêu thích của chú, đôi mắt đầy sự mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng mở ra mỗi khi nghe thấy tiếng chúng tôi gọi. Chúng tôi đã cố gắng chăm sóc Max tận tình nhất có thể, nhưng tình trạng của chú ngày càng xấu đi.
Ngày hôm ấy, cả gia đình chúng tôi quyết định đưa Max đến bác sĩ thú y lần cuối cùng. Khi chiếc xe chở Max dừng lại trước phòng khám, không khí trong xe đầy nỗi buồn và sự bất lực. Từng giọt nước mắt của bố mẹ và tôi đều rơi xuống trong im lặng, không có lời nào có thể diễn tả được cảm giác mất mát và đau đớn trong lòng chúng tôi.
Khi bác sĩ thông báo rằng Max đã ra đi, chúng tôi đã có một buổi lễ tiễn biệt đầy xúc động. Chúng tôi đặt Max vào một chiếc hộp nhỏ và nhẹ nhàng đặt chú dưới gốc cây yêu thích của chú trong vườn. Những giọt nước mắt và lời chia tay cuối cùng đã khiến tôi cảm nhận rõ sự trống trải mà sự ra đi của Max để lại.
Sự mất mát của Max là một bài học quý giá về tình yêu, sự chia sẻ và cách đối diện với nỗi đau. Tôi đã học được rằng trong cuộc sống, dù là người hay thú cưng, đều có thể ra đi bất cứ lúc nào, và điều quan trọng là biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau. Tôi cũng hiểu rõ hơn về sự đồng cảm và chia sẻ trong gia đình khi cùng nhau vượt qua nỗi buồn và tìm cách an ủi lẫn nhau.
Dù trải nghiệm đó là một kỷ niệm buồn, nó đã giúp tôi trưởng thành hơn và học được cách yêu thương và chăm sóc những người xung quanh mình. Những kỷ niệm về Max sẽ mãi sống trong lòng tôi như một phần của cuộc sống, nhắc nhở tôi về giá trị của tình yêu và sự gắn bó trong gia đình.