Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje. Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xong nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2):
+ Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim
+ Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch →Tim.
- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong mao mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Máu đi được xa, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất cao.
Tham khảo:
Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4 s
Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất
- Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại
Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng của gan là điều hòa nồng độ glucozo trong máu (nồng độ đường huyết).
Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozo trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozo thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozo. Nhờ đó, nồng độ glucozo trong máu trở lại ổn định.
Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozo máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon.Glucagon có tác dụng chuyển hóa glicogen ở gan thành glucozo đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucozo trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Đáp án là D
Hệ tuần hoàn kín: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Đáp án là B
Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Van tim cho máu đi theo một chiều.
+ Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.
+ Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
+ Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.