Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1:
"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.
Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.
Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.
Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.
Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.
Đề 2:
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.
Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.
Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn
Luận điểm và luận cứ và lập luận cần có trong bài :
1.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Có chí thì nên"
- Giải thích: "chí" là gì, "nên" là gì.
- Giải thích nội dung cả câu: Thể hiện bài học về sức mạnh của ý chí: khi có quyết tâm, con người ta sẽ đạt đến thành công.
2. Bình luận nội dung câu tục ngữ
- Ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công.
- Khi có ý chí và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Nếu không có ý chí kiên định, con người sẽ dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng trước những gian khó, hiểm nguy và dễ dàng thất bại trong bất cứ mọi việc.
3.Bài học nhận thức và hành động
- Rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại trong tất cả mọi việc.
- Xác lập những mục tiêu, đích đến cụ thể để có được bản lĩnh thực hiện.
tham khảo
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc. Phải vượt qua những điều ấy, thì mới chạm tay được đến thành công. Và để làm được, thì ta cần phải có nghị lực, có ý chí kiên cường. Tựa như một học sinh, để đạt được thành tích tốt thì phải chăm chỉ học tập, vượt qua những cám dỗ của bao thú vui khác. Ngược lại, nếu như sống mà không có nghị lực, không có chí hướng, cứ gặp khó khăn là từ bỏ, thấy vất vả là chán nản, thì mãi sẽ không bao giờ hoàn thành được việc gì, chứ đừng nói đến thành công. Ý chí, nghị lực không tự nhiên sinh ra, và nó cũng không phải là mãi mãi. Chúng ta cần phải khơi dậy và nuôi dưỡng nó trong chính mình. Như tạo dựng ước mơ, để ra những mục tiêu ngắn… Cứ như thế, dần hình thành một quy luật trong mình. Như vậy, câu tục ngữ Có chí thì nên thực sự là một bài học ý nghĩa mà ông cha truyền lại cho chúng ta.
Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...
Tham khảo nha em:
Có chí thì nên - đó là điều mà ông cha ta vẫn thường hay răn dạy con cháu. Chí chính là ý chí, nghị lực, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, cản trở. Chỉ cần vững chí, kiên trì, thì chắc chắn sẽ thành công. Tựa như chúng ta đang leo một ngọn núi cao, dốc, khúc khủy, trơn trượt. Chỉ cần có đủ sự kiên định, có nghị lực, có quyết tâm, ta sẽ leo lên đến cùng. Còn những người thiếu đi nghị lực, ý chí thì sẽ bị khó khăn khuất phục, lùi trở về điểm xuất phát mà không đạt được gì. Giá trị to lớn nhất của ý chí, nghị lực chính là thôi thúc, dẫn lối ta cố gắng không ngừng để tiến về vạch đích. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực và vận dụng nó đúng lúc. Một số người quyết tâm một cách mù quáng, vốn là chuyện không thể, nhưng không chịu nghe khuyên can, liều mình làm tất cả để chuốc lấy đau khổ. Bản thân em là một người học sinh, em đặt ra mục tiêu cho mình là trở thành học sinh giỏi toàn diện. Vì thế, em vẫn luôn kiên trì, cố gắng đến cùng, dù có khó khăn, vất vả đến thế nào. Tất cả là nhờ lời dạy ngắn gọn nhưng thấm thía của cha ông ta “Có chí thì nên”.
TK#
Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: "Có chí thì nên" đúng trong mọi hoàn cảnh.
"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có 4 từ mà nêu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công.
Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp. Không được nhầm lẫn "chí" với "trí", "trí" là trí tuệ, lí trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người. "Có chí" thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời.
Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh,… đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày…phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí "cá vượt Vũ Môn". Kéo pháo vào đánh Pháp ở Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi". "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Có công mài sắt có ngày
nên kim".
Tất cả đều nói lên tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học tập câu tục ngữ "Có chí thì nên" ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".
Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của ý chí, nghị lực, em vô cùng tin tưởng vào sự đúng đắn của câu tục ngữ Có chí thì nên.
Câu tục ngữ đã trực tiếp khẳng định sức mạnh của ý chí. Rằng nếu có ý chí kiên cường, có nghị lực bền vững thì ta ắt sẽ thành công. Bởi vì mỗi khi gặp khó khăn, gian lao, thử thách ta rất dễ chán nản và có suy nghĩ bỏ cuộc. Chính ý chí kiên định sẽ vực ta dậy, tôi luyện cho ta tinh thần vững chãi để tiếp tục bước đi trên con đường chinh phục ước mơ.
Tựa như khi phải học thuộc một bài thơ thật dài, nhìn thôi là đã muốn bỏ cuộc. Thì ý chí sẽ giục dã ta kiên trì hơn, nỗ lực hơn, tiếp thêm cho ta động lực ngồi vào bàn và học thuộc bài thơ ấy. Hay như năm xưa, trong những năm tháng kháng chiến, bao khó khăn, thiếu thốn và hi sinh cũng đâu chùn được bước chân của các anh chiến sĩ. Bất chấp tất cả, họ vẫn lao ra tiền tuyến, cầm súng và chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Tất cả là vì họ có ý chí sắt đá kiên trung.
Từ đó, ta có thể khẳng định được rằng ý chí là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trên con đường chinh phục thành công. Đúng như ông cha ta vẫn thường nói “Có chí thì nên”
Tham Khảo
Cuộc sống vô nghĩa hay có nghĩa là do chúng ta lựa chọn. Nếu muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, trước hết chúng ta cần sống có ý chí, bởi lẽ: “Có chí thì nên”. Người có ý chí là những người sống có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng cho bản thân mình và biết vươn lên, cố gắng thực hiện lí tưởng đó. Khi con người có ý chí thì dù gặp phải những khó khăn, thử thách nào trên con đường mình đã chọn thì chúng ta vẫn mạnh mẽ đứng lên, vượt qua và đi tiếp. Ý chí chính là tinh thần vượt khó. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn, vấp ngã, người có ý chí là người kiên cường, đứng lên và vượt qua được thử thách. Người có ý chí biết được bản thân mình muốn gì, sống có ước mơ, biết đặt ra mục tiêu và cố gắng phấn đấu vì mục tiêu đó, kiên trì, nhẫn nại với công việc mình đang làm, thắng không kiêu, thua không nản. Ý chí chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người, người có ý chí sẽ có kế hoạch làm việc, người có kế hoạch làm việc sẽ sớm có được thành công. Bên cạnh đó, ý chí sẽ giúp con người suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn, từ đó giúp chúng ta sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống không có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, không biết vươn lên, phó mặc cho số phận. Lại có những người lười biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này cần xem xét lại tư tưởng, hành động của mình nếu muốn có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống và trở thành người có ý chí kiên cường nhất
em nói mak anh chả nghe j cã:<