Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:
Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất. Những thành tựu đó là:
* Về tư tưởng:
- Phật giáo:
+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.
+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.
- Ấn Độ giáo:
+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).
+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.
* Chữ viết:
- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.
- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:
- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.
Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ ; tiếp đó, tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 — 606) và V ương triều Hác-sa tiếp theo (606 — 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
Ở Bắc Ấn Độ, thành phố Ka-pi-la-va-xtu là quê hương của nhà hiền triết Sít-đác-ta, sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa-ky-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.
Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.
Cùng với Phật giáo, Ẩn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt) Visnu, (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét). Đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi. Người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.
Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết văn bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
- Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).
- Đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ bốn vị thần chính. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
- Chữ viết : từ chữ cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ viết Phạn.
- Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của của văn hóa Ấn Độ.
Thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ vì :
- Thời kì Gúp-ta, đạo Phật tiếp tục đã được truyền bá mạnh mẽ.
- Cùng với sự truyền bá đạo Phật, rất nhiều chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) đã ra đời. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.
- Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hinđu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo.
Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta :
-> Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
- Đến 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả.
- Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra được coi là cùng thời với Phật tổ. Nhưng vua kiệt xuất nhất là A-sô-ca (thế kỷ III TCN). Khi A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III TCN, Ấn Độ bước vào một thời kỳ chia rẽ, khủng hoảng kéo dài cho đến đầu Công nguyên.
* Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống ở Ấn Độ:
- Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo) cùng với những tập tục, lễ nghi tôn giáo hình thành và phát triển sớm.
- Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp, hình tháp, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo qua các thời kỳ, các phong cách, kiểu dáng.
- Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa –li dùng để viết kinh Phật.
- Văn hóa Ấn độ được hình thành từ rất sớm (khoảng thiên niên kỷ III TCN)
- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
TK
Thời kì Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ - Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.
TK
Vương triều Gúp-ta
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; tiếp đó, tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 - 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.
=> Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.