K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

2-Con đã có một hành động thật anh hùng , con trai à

19 tháng 12 2017

- Là danh từ

- Là tính từ

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Anh Lê Văn Tám

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam

Anh Vừ A Dính

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).

Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo.

Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964.

Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.

Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. Lần ấy, giặc Pháp không đi từ Tuần Giáo lên mà chúng bí mật xuyên rừng Bản Chăn lên cướp phá. Khi phát hiện ra giặc Vừ A Dính vội lao về bản, vừa đi vừa hô to “Có thằng Tây ! Có thằng Tây !”. Dân bản vội chạy vào rừng. A Dính chạy vội về nhà xem mẹ và các em đã vào rừng hay chưa thì gặp một toán lính xồ tới. Bọn này đi bắt phu khuân của cướp bóc được về đồn cho chúng. Thế là chúng bắt luôn A Dính đi theo để khiêng lợn cho chúng. A Dính cắn răng gắng sức cõng một cái rọ nhốt con lợn to. Đến một con dốc cạnh bờ suối, A Dính dự định lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Cậu giả cách trượt chân lăn theo cả rọ lợn xuống dốc. Chẳng may cho A Dính, lăn tới cuối dốc cậu bị một cây gỗ chặn ngang người. Cái rọ lợn bung ra, con lợn chạy biến vào rừng. Bọn giặc chạy ào xuống vừa đánh vừa lôi Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Tên đồn trưởng người Pháp ra lệnh cho thuộc hạ: “Nó làm mất con lợn, nó phải thế mạng”. Khi biết sáng sớm mai sẽ bị giết, đêm ấy Vừ A Dính đã rủ ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi cùng bị bắt giam với mình dỡ mái trại giam, bò qua nhiều bốt canh để trốn thoát ra ngoài.

13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược.

Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo.

Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trên các triền núi cao, xa nguồn nước. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Để có nước cho sinh hoạt, đơn vị của Dính đã có sáng kiến chặt ngang thân cây chuối rồi khoét ruột cây chuối để lấy nước. Dính được đơn vị giao phụ trách việc lấy nước này và Dính đã làm rất khéo léo, luôn bảo đảm để đơn vị có đủ nước dùng. Nhiệm vụ chính của Dính là làm giao thông liên lạc. Lần nào nhận nhiệm vụ đi liên lạc Dính cũng mưu trí, bảo đảm an toàn và về trước thời gian qui định. Các anh trong đơn vị hỏi tại sao Dính luồn rừng và đi giỏi thế, Dính cười hồn nhiên bảo: “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”. Dính còn nhiều lần được đơn vị giao nhiệm vụ bí mật xuống bản móc nối liên lạc với cơ sở để nhận muối, mực viết, kim chỉ, giấy viết, vải mặc và thuốc men mà đồng bào xuống chợ mua hộ. Mẹ của Dính cũng là một cơ sở bí mật tin cậy, nhiều lần tiếp tế cho đội vũ trang như thế.

Được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Bản Chăn, Dính buồn và thương mẹ lắm. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Bản Chăn, Dính đã đề nghị được xuống núi điều tra nắm tình hình địch và nhân tiện tìm hiểu tin tức về mẹ và cả nhà. Đã từng bị bắt giam ở đồn Bản Chăn nên đường đi, lối lại Dính khá thuộc. Vì thế, anh Kiên chỉ huy đơn vị đã đồng ý để Dính xuống núi. Anh dặn kỹ Dính những việc phải điều tra.

Dính như con sóc lao xuống núi. Được du kích Bản Chăn bí mật dẫn ra mỏm núi gần đồn để quan sát. Mai phục suốt hai ngày đêm liền Dính vẫn không thấy những người bị giam ra khỏi trại. Đoán định thể nào địch cũng phải cho người ra lấy nước nên sáng sớm hôm thứ ba, Dính đã bí mật làm ống bương đựng nước rồi bí mật nấp sau một tảng đá sát bên mép suối. Khi đám người bị bắt giam được lính đồn dẫn ra suối lấy nước, Dính đã nhanh chóng trà trộn vào mà địch không hề phát hiện ra. Đêm ấy Dính đã được nằm cạnh mẹ và các em. Mẹ đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng cho Dính về đồn Bản Chăn. Dính còn động viên và căn dặn mẹ và các em đừng khai báo chỗ ở của cơ sở cách mạng. Sáng hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch... Các anh chỉ huy đơn vị thấy nguy hiểm đã không cho Dính vào trong đồn địch nữa mà chỉ tìm cách liên lạc với mẹ ở bên ngoài.

Và lần gặp sau đó của mẹ và Dính bên bờ suối là lần gặp cuối cùng. Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.

Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung.

Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi.

Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác.

Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.

Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”- Dính nói với tên đội Tây.

Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo.

Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch. 
Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ. 
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung...

Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.

Anh Dương Văn Nội

Năm 1997, sau 50 năm anh dũng hy sinh trong cuộc chiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” tại mặt trận Thủ đô Hà Nội những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, anh hùng liệt sĩ Dương Văn Nội của mảnh đất quê hương Hà Nam đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với hai liệt sĩ thiếu niên dũng cảm của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Kim Đồng (Cao Bằng), Phạm Ngọc Đa (Hải Phòng).

Tuổi nhỏ anh hùng

Sinh ra giữa thời thực dân phong kiến, ngay từ nhỏ Dương Văn Nội đã phải theo gia đình ly hương từ Hà Nam lên Hà Nội mưu sinh. Bố mất sớm, anh phải lăn lộn cùng mẹ kiếm sống nuôi các em. Tháng 9/1945, niềm vui đất nước giành độc lập chưa được bao lâu, cả dân tộc lại đứng trước nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Hoà vào khí thế của cả dân tộc chuẩn bị kháng chiến trường kỳ, Dương Văn Nội đăng ký tham gia lớp huấn luyện liên lạc viên, rồi tham gia Đại đội tự vệ Thăng Long thuộc Đội Thiếu niên cứu quốc Thủ đô. Cuộc chiến bùng nổ, Dương Văn Nội là một trong những chiến sỹ “cảm tử” ở lại chiến đấu giữa thủ đô, kìm chân giặc để hậu phương có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Khi các lực lượng vũ trang cuối cùng rút quân khỏi thủ đô cũng là lúc Đại đội tự vệ Thăng Long rút lui về đóng quân ở vùng Sáu Giá(Yên Sở, Hoài Đức). Tại đây, bằng những vũ khí hết sức thô sơ, Đại đội Tự vệ Thăng Long tiếp tục phối hợp với du kích Sáu Giá chống trả quyết liệt những trận càn của địch. Vừa làm liên lạc, vừa trực tiếp chiến đấu, tuy nhỏ tuổi nhưng Dương Văn Nội luôn tỏ ra là một người nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm nên anh đã lập được nhiều chiến công, góp phần cho những chiến thắng chung của Đại đội tự vệ Thăng Long. Mặc dù mang súng còn cao hơn người nhưng có lần chỉ một lần bắn anh đã hạ gục 3 tên giặc Pháp cao lớn. Tháng 4-1947, trong một lần giặc vây đánh dữ dội vào làng Sáu Giá, để nhanh chóng đưa tin về ban chỉ huy đại đội đóng ở làng Dương Liễu bên cạnh, Dương Văn Nội đã dũng cảm băng qua cánh đồng, dưới làn đạn thù. Người thiếu niên anh dũng ấy đã ngã xuống giữa cánh đồng lúa đang độ xanh tốt bời bời.  Năm ấy anh vừa tròn 15 tuổi. Xúc động trước tấm gương hy sinh quả cảm của người thiếu niên trẻ tuổi, nhạc sỹ Phong Nhã (tác giả của Đội ca Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh sau này), cũng là một người con của Hà Nam, lúc đó là một trong số những anh phụ trách đầu tiên góp công rèn luyện nên người thiếu niên anh hùng đã viết nên ca khúc từ tấm gương thiếu niên dũng cảm hy sinh: “Anh Dương Văn Nội/Mười lăm xuân xanh/Mà từng chiến đấu/Xông pha tung hoành…”. Bài hát đã làm xao xuyến bao trái tim tuổi thơ thời đó. Chuyện kể rằng chỉ ít lâu sau khi Dương Văn Nội hy sinh, vì cảm phục người bạn thiếu niên anh dũng khi nghe qua bài hát mà một em bé người Hà Nội đã tìm đến xin gia nhập vào Đại đội tự vệ Thăng Long, tình nguyện cầm súng chiến đấu bảo vệ thủ đô. Năm 1997, sau 50 năm anh hy sinh, Dương Văn Nội đã được nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với các thiếu niên quả cảm khác như Kim Đồng, Phạm Ngọc Đa. Gương sáng Anh hùng liệt sĩ Dương Văn Nội cũng có mặt trong tủ sách “Gương thiếu niên anh hùng” của Nhà xuất bản Kim Đồng dưới ngòi bút khắc hoạ sinh động của nhà văn Lê Vân (đã được tái bản lần thứ 6).

Quê hương và những người thân

Chúng tôi tìm về thôn Lỗ Hà (Chuyên Ngoại, Duy Tiên), thăm quê nội của anh hùng liệt sĩ thiếu niên Dương Văn Nội. Cụ ông Dương Văn Nguyên (Trưởng ban Hội đồng gia tộc) đã kể lại quãng thời thiếu niên cơ cực vất vả, sự chiến đấu hy sinh anh dũng rất đáng tự hào của một thành viên thân yêu dòng họ. Nhiều năm nay, dòng họ đã trang trọng dành riêng một ban thờ người con ứu tú Dương Văn Nội cùng tấm bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong câu chuyện bên mái từ đường ấm áp, hội đồng gia tộc họ Dương bày tỏ nguyện vọng được các cấp, ngành hữu quan giúp đỡ sưu tầm những cuốn sách, những dòng tư liệu chính thống về anh hùng liệt sĩ Dương Văn Nội, để lưu giữ, giáo dục truyền thống cho con cháu. Dòng tộc cũng mong muốn dựng lại chân dung người liệt sĩ thiếu niên dũng cảm tại ngôi trường tiểu học quê hương, giúp các thế hệ thiếu niên có thêm niềm tự hào về những thế hệ cha anh đi trước.

Tại thôn Đan (Tiên Tân, Duy Tiên), nơi thân mẫu Dương Văn Nội đã sống đến hết cuộc đời, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với bà Dương Thị Cần- một trong hai người em gái của người anh hùng. Xúc động trong dòng hồi ức, bác Dương Thị Cần nghẹn ngào kể lại: Sau khi kháng chiến bùng nổ, cả gia đình rời Hà Nội về thôn Đan sinh sống. Năm 1948, tình cờ nghe một anh bộ đội đang đóng quân tại địa phương dạy cho các em thiếu nhi cứu quốc bài hát về anh hùng liệt sĩ Dương Văn Nội, cả nhà mới hay tin người con yêu quý gia đình đã hy sinh anh dũng ngay trong những ngày đầu kháng chiến. Anh bộ đội đó sau này đã rất nhiệt tình cùng nhạc sĩ Phong Nhã xác minh thời gian, địa điểm nơi Dương Văn Nội chiến đấu, hy sinh. Hoà Bình lập lại, Báo Thiếu niên Tiền phong (có thời gian do nhạc sĩ Phong Nhã là tổng biên tập) cũng đã xác minh, lưu trữ một số tư liệu về người thiếu niên anh hùng Dương Văn Nội.

Năm 2011, kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cũng là dịp kỷ niệm 65 năm Ngày “Toàn quốc kháng chiến”, 64 năm người thiếu niên quả cảm Dương Văn Nội anh dũng hy sinh trong cuộc chiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” tại mặt trận Thủ đô Hà Nội những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hy vọng, những dòng tư liệu này sẽ giúp các thế hệ thiếu niên hôm nay có thêm sự hiểu biết và lòng tự hào về tấm gương người anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên của quê hương.

Kơ-Pa Kơ-Lơng

Kơ-Pa Kơ-Lơng sinh ngày 19-8-1948, người dân tộc Gia Rai, Tây Nguyên. Căm thù Mỹ - Diệm giết cha trong cuộc nổi dậy của dân làng, Kơ-lơng quyết chí trả thù.

Mới 13 tuổi, Kơ-lơng đã xin vào du kích, nhưng không được xã đội nhận vì còn bé và không có súng để đánh giặc, Kơ-lơng liền tự làm lấy nỏ, vót tên, phục kích bắn bị thương một tên địch. Nó không chết vì tên không tẩm thuốc. Kơ-lơng xin người già mũi tên có thuốc và bắn chết liên tiếp ba tên liền.


Ka-pa-kơ-long thời niên thiếu

Thế là Kơ-lơng được gia nhập du kích và được phát súng. Nhận ba viên đạn với điều kiện: phải hạ ba tên giặc. Kơ-lơng đã bắn như sau: Phát thứ nhất, bắn “xâu táo” xiên một lúc năm tên. Phát thứ hai “xâu táo” ba tên, hai thằng chết tại chỗ. Hạ quá ba tên rồi, Kơ-lơng nộp lại viên thứ ba! Đến một trận khác. Kơ-lơng bắn ba viên hạ bảy tên. Trận khác nữa: bảy viên hạ hẳn mười chín tên giặc!

Trong đơn xin gia nhập quân đội, Kơ-pa Kơ-lơng viết: “Em đã giết ba mươi bốn tên Mỹ Ngụy, phá được tám xe cơ giới. Nay em đã lớn, xin cấp trên cho em được làm giải phóng quân”.

Năm 15 tuổi, Kơ-lơng đã đánh 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên xâm lược Mỹ.

Kơ-pa Kơ-lơng đã được tặng danh hiệu anh hùng quân đội.

17 tháng 11 2018

Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.

8 tháng 5 2020

Ngô quyền

8 tháng 5 2020

Yiết Kiêu , Ngô Quyền , Trần Hưng Đạo , Lý Thái Tông , Minh Mạng , Chử Đồng Tử , Cao Bá Quát 

Trạng ngữ : Nằm ngay dưới chân núi phú sĩ hùng vĩ.

# Hok tốt

19 tháng 5 2021

nằm ngay dưới chân núi phú sĩ hùng vĩ

15 tháng 3 2022

a. gan dạ bạn nhé 

15 tháng 3 2022

gan dạ bạn nhé

31 tháng 3 2019
  •      Tháp mười đẹp nhất bông sen 

Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.

Ca dao tục ngữ hay về quê hương đất nước, con người

1.

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây


Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới. Vạn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?


Câu ca dao nói về những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như là Kiếm Hồ, Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

3.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ


Bài thơ cho thấy được phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động


4.

Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu


Câu ca dao lột tả được hình ảnh thắng cảnh nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người

5.

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng


Ca dao nói về hình ảnh những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng Sông Tô Lịchlà một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đôHà Nội.


6.

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu


Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống.


7.

Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.


Bài thơ bài về quê hương của cô gái 4 mùa đều có gió, có trăng, chó chùa thể hiện sự thanh bình, bình yên nơi làng quê.


8.

Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.


Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, những con sông, suối, hồ, đã lột tả hết sự phong phú đa dạng của thiên nhiên ở Bắc Cạn.


9.

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?


Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ:“Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la. Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài...


10.

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Đây là những hình ảnh về các địa danh nổi tiểng ở vùng đất, nơi tậng cùng miền biên giới Lạng Sơn.


11.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.



12.

Đường lên Xứ Lạng bao xa,
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng mà lại trông,
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.



13.

Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn
Quảng Nam là đất quê mình
Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu
Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân
Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong.
Tây thì giáp đến sông Buông,
Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh.
Đông thì biển rộng thênh thang,
Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.


14.

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,
Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.



15.

Đi mô cũng nhớ quê mình,
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.



16.

Bình Định có núi Vọng Phu.
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh.
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình.


17.

Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.



18.

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.



19.

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.



20.

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.



21.

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?



22.

Bến Tre dừa ngọt sông dài,
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
 


23.

Ai về tới thẳng Năm Căn
Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu
Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,
Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!



24.

Rạch Miễu văng nối hai đầu
Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang
Ai về sông nước Hậu Giang
Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông
 


25.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


26.

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.


Hai câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

 

27.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Câu ca dao muốn mượn cái hình thức đơn giản “ao ta” để gửi gắm tình yêu quê hương sâu nặng và một triết lí sống tự do, tự chủ và tự tin vào chính bản thân mình. Tất cả những gì của mình cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.

 
4 tháng 4 2022

tập mấy tập 1 hay tập 2

4 tháng 4 2022

ngu à ? tập một hay 2

a.Trương Tố Mai, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Minh, Hoàng Thị Hà, Đinh Văn Hùng.

b. Nam Định,Chùa Một cột, Thanh Hóa, Hồ Gươm, Hà Tĩnh, Hồ Hoàn Kiếm.