K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

Như ta biết Bàn luận về phép học (Luận học pháp) chí là một đoạn trích trong một bài tấu đề cập đến nhiều vấn đề trong phép chấn hưng trị nước mà Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Vì chỉ là một yếu tố trong hệ thống, Bàn luận về phép học chỉ có ý nghĩa độc lập tương đối khi đặt vào chỉnh thể mà thôi. Tuy vậy, do cách suy nghĩ đúng đắn, do cách lập luận chặt chẽ, lời văn không trọng sự hoa mĩ khoa trương mà cụ thể xác thực, trích đoạn vẫn thể hiện được tư tưởng lớn về mục đích của con đường học vấn. Từ đó mà có một phép học thích hợp: khoa học và thiết thực dẫn đến những tài năng, có ích cho việc tu thân, góp phần tích cực vào sự hưng thịnh nước nhà. Tư tưởng lớn ấy thể hiện trong một đoạn văn nghị luận, tuy dung lượng lời nói không dài, nhưng vẫn triệt để tuân theo những nguyên tắc cơ bản của văn nghị luận.

Trong phần nêu vấn đề về sự học, tác giả không bàn đến việc vì sao phải học (nguyên tắc) mà nhấn vào một khía cạnh: học để làm gì ? (mục đích). Là bởi vì: "Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo". Nhưng đạo ấy là gì? Ấy là cái đích của sự học vậy. Theo tác giả thì "Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người". Đạo dạy người ta về những mối quan hệ: hẹp thì với bản thân, trong gia đình, rộng ra là ngoài xã hội. Mối quan hệ ấy trong khuôn khổ của xã hội phong kiến không nằm ngoài khái niệm "tam cương", "ngũ thường" quen thuộc. Tóm lại, học trước hết là học đạo làm người, học để "lập đức" cho mình, để "lập công" nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội. Đó là nền tảng của "chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh dân giàu, xã hội thái bình, thịnh trị. Cách nhìn của tác giả đoạn văn có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc (tức đất nước).

Trong phần giải quyết vấn đề, tác giả nêu lên hai luận điểm lớn để một mặt phê phán lối học sai mục đích hiện thời và một mặt khôi phục lại lối học chân chính mà nguyên tắc và mục tiêu xã hội dã xác định từ xưa.

Ở luận điểm thứ nhất, tác giả đã nêu lên ba ý: nền chính học đã bị thất truyền, biểu hiện của nó ở sự lệch lạc, tác hại của việc học ấy thật nghiêm trọng đến "nước mất nhà tan". Trong hệ thống lập luận chặt chẽ theo kết cấu: nhân (nguyên nhân) quả (kết quả), đoạn văn nhấn mạnh vào những biêu hiện thật đáng buồn về việc học ngày nay trên hai khía cạnh: người đi học và việc xã hội đánh giá người đỗ đạt (do học tập) ở cả đạo đức và tài năng. Vì mục đích của việc học của người đi học đã sai, cách đánh giá lại không đúng thì hậu quả sẽ dẫn đến thám hoạ khôn lường. Cái sai ở người đi học là không chuộng thực đức, thực tài, học không để "lập đức", "lập công" mà chỉ để "cầu danh lợi". Cái sai ở đăy thật cơ bản: sai về mục đích, nó biến sự học vốn là chân chính, vốn có ý nghĩa xã hội thiêng liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường, học chỉ là cho cá nhân minh, cho gia đình nhỏ bé của mình (vinh thân, phì gia). Mục đích học sai nên cách học cũng sai : không gia công dùi mài kinh sử để nắm lấy tri thức của khoa học, đạo lí của thánh hién, thay vào đó chỉ là một cách học "hình thức". Cách học hình thức là cách học máy móc, giáo điểu. Học văn (vãn bán) có thể thuộc văn mà không hiểu nghĩa của văn, chỉ cốt chcp sao cho đúng, thi sao cho đỗ mà thôi. Những người đỗ đạt bằng cách học kiểu ấy lại trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ của nó sẽ dẫn tới đâu ? Uy tín của họ, sự tồn tại của họ, do không có thực đức, thực tài đối với bé trên (như vua, chúa) chỉ còn biết luồn lọt, nịnh bợ. Họ là những nịnh thần. Còn về cách đánh giá, người có quyền uy, cầm cân nảy mực trên phạm vi cả nước là vua chúa, mà "chúa trọng nịnh thần", thì cái thói "hư danh", "hư vinh" mới mặc sức mà ngang nhiên tồn tại, thậm chí còn hống hách, lộng hành, kéo bè kéo cánh hãm hại lẫn nhau. Cái lô gích diễn ra tất yếu không tránh được là nhà tan, nước mất : "Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Sức hấp dẫn không cưỡng được từ cách lập luận ở chính trong lập luận bởi tính khoa học khách quan của nó.

Ở luận điểm thứ hai: phải khôi phục lại mục đích của nền "chính học", tác giả không nhắc lại mục đích của việc học nữa, vì nó đã được xác định từ đầu. Đây là hiện tượng chìm đi của quan điểm trong lập luận. Vì vậy, nếu người đọc vô tình sẽ có cảm giác như là hẫng hụt, thấy thiếu đi một cái gì lẽ ra phải có. Thay cho việc nhắc lại mục đích chân chính của việc học (vì không cần phải nhắc lại lần thứ hai), tác giả càn đến việc chấn hưng trên cơ sở ấy. Sự việc chấn hưng to lớn và cấp thiết được nhìn từ hai cấp độ : chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng: cần mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Quan điểm mà nay gọi là xã hội hoá giáo dục có hai cái lợi (mà tác giả không nói rõ ra): một là nâng cao được dân trí và hai là lựa chọn được nhân tài. Đó là cái nén của "chính học".

Điều quan trọng nhất trong luận điểm thứ hai này là chấn chỉnh, sửa sang phép học (phương pháp học tập). Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là nguyên tắc vừa sức, học thích hợp với đối tượng, học từ thấp đến cao. Như thế cũng là theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm học theo hệ thống trên đây, tác giả chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Phải chăng là tác giả với tầm nhìn xa rộng đã thấy ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cái cây đức, cây tài tươi tốt về sau ? Nguyên tắc thứ hai của phép học nói một cách gọn gàng, hàm súc "Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm", thực ra có hai ý nhỏ (mỗi ý nhỏ này có thể phát biểu thành những luận điểm lớn trong những trường hợp khác). Trước hết là học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc được cái ấy. Muốn nắm chắc được tri thức, không có một cách nào khác hơn là tóm tắt được nó, nghĩa là tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Ở đây, tóm tắt không có nghĩa chí là nít ngắn, mà chính là lựa chọn. Muốn lựa chọn phái có một quan điểm riêng. Ấy là thực học. Nhưng đó mới là một nửa ý nghĩa của thao tác "tóm lược cho gọn". Nửa ý nghĩa thứ hai của quy trình nhận thức, ở sự thu hoạch tri thức cho bản thân còn quan trọng hơn : "học" để mà "hành", "học đổ làm": đây mới là cái đích cuối cùng của việc học. Học nhiều mà chỉ thuộc lòng sách vở, bị động vào sách vở thì dù học đến đâu cũng chỉ là những "con mọt sách" làm sao có thể ứng dụng vào đời sống, phỏng có ích lợi cho ai ? Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã thấm thìa rút ra từ sự học một bài học để dạy dỗ con mình: "Bể học tràn lan là đáng ngại" (Ngày xuân dạy con), phải chăng cũng là sự đổng quan niệm với tác giả đoạn vãn "Bàn luận về phép học" mà chúng ta đang phân tích ở đây ? Học như phép học mà Nguyễn Thiếp đề ra mới là có ích. Điều khẳng định này ở dạng vừa hi vọng vừa phân vân : "Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công". Chính là xuất phát từ một ước mơ tha thiết và dù tha thiết mà sự nghiệp không chắc đã thành, bởi sự học, phcp học tuy nói vậy nhưng cũng khó lắm thay ! Sự chân thành là phía chủ quan, còn kết quả là thuộc phía khách quan ngoài ý muốn, mà ý muốn ấy cũng là vừa mới bắt đầu. Mặc dầu vậy, dù tâm trạng không ít băn khoãn, mà vẫn rất nhiều tin tưởng. Và kết quả mà tác giả đợi chờ là cái hạt gieo xuống sẽ thành cây, sự học sẽ gặt hái một mùa quả ngọt : "Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Kết quả này hoàn toàn đối lộp với mục đích học và phép học theo lối "cầu danh lợi" ở trên.

Kế sách mà La Sơn Phu Tử hiến cho vua Quang Trung thật là những lời tâm huyết xuất phát từ quyền lợi của quốc gia, trong sự nghiệp an dân trị quốc. Tầm nhìn ấy có chiều rộng, chiều sâu vể một chiến lược lâu dài không phải ngày một ngày hai mà làm được. Vua Quang Trung xem tác giả như một người tri âm mới triều kiến vào Phú Xuân bàn quốc sự. Rất tiếc là thời đại mà Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu, do đó chương trình chấn hưng hãy còn dang dở. Dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp cũng vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

14 tháng 3 2019

"Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng ,viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng (Nghệ An), một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề.

Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.

Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần".

Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu?

- Trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại "đều tùy đâu tiện đấy mà đi học". Học cái gì? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Tử' (1130-1200) - một học giả đời Nam Tống. Nội dung học tập: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không có gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ! Vẫn coi trọng thơ văn, chưa hướng tới khoa học.

Phần cuối, Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật", chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét".

Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui về núi cũ rừng xưa ở ẩn. Ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu "Bàn luận về phép học" với nhũng ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học tập rất đúng đắn tiến bộ, về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân, đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế.

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )HELP ME!Điểm tiến bộTư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...Điểm cần bổ sungMục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )

HELP ME!

Điểm tiến bộ
Tư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...
Điểm cần bổ sung
Mục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn luyện đạo đức mà còn phát triển năng lực trí tuệ, rèn kĩ năng sống, có thể chất khỏe mạnh...để con người phát triển toàn diện. Từ đó mới có thể sống có ích, đóng góp, xây dựng đất nước.

Gợi ý

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành
Thế nào là học? Thế nào là hành? => Học đi đôi với hành là gì?
* Tại sao học phải đi đôi với hành
- Nếu hành mà không học thì sao? -> Dẫn chứng
Nếu học mà không hành thì sao? -> Dẫn chứng
Học đi đôi với hành mang lại hiệu quả, tác dụng như thế nào? -> Lilě+ Dẫn chứng
* Làm thế nào để học đi đôi với hành có hiệu quả: đưa ra nhưng giải pháp, hành động cụ thể.
* Bàn luận mở rộng: phê phán lối học đối phó, học chay, học vẹt...
* Liên hệ bản thân.

0

TK#

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

28 tháng 4 2021

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

 

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

 

18 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

 
31 tháng 3 2021

Tham Khảo !

Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.

Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.

“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.

 

Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.

Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?

31 tháng 3 2021

Tham khảo:

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật. Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm". Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu niên bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phổ thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo" ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta.

25 tháng 3 2017

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN