K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế:

+ Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.

+ Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.

+ Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.

+ Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân.

+ …

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Điểm giống nhau:

+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.

Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Kết quả: thất bại

Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Điểm khác nhau:

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

loading...

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần

vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành

độc lập dân tộc, khôi phục lại chế

độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê

hương,… => chưa đưa ra phương

hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.

Thời gian tồn tại:
Phong trào Cần Vương: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng tham gia:
  Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Phương thức đấu tranh:
Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.
Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Tính chất:
Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân mang tính tự phát.

NG
14 tháng 8 2023

loading...

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Người lãnh đạo

Phạm Bành;

Đinh Công Tráng

Đinh Gia Quế;

Nguyễn Thiện Thuật

Phan Đình Phùng;

Cao Thắng

Căn cứ, địa bàn

Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá)

Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Kết quả

Thất bại

Thất bại

Thất bại

Ý nghĩa

- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

- Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ở Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),

+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).

+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).

- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).

+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).

- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Ở Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),

+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).

+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).

- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).

+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).

- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

 
NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kết quả:

+ Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh; giành được độc lập cho 13 thuộc địa.

+ Đưa đến sự ra đời của một quốc gia mới: Hợp chúng quốc Mỹ

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.