K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ở Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),

+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).

+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).

- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).

+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).

- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Ở Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),

+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).

+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).

- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).

+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).

- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

 
NG
14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Tháng 10/1873, Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này.

+ 1873 - 1909, Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

+ 1878 - 1907, Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

+ 1884 - 1886, Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

+ Năm 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân  đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920)

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Tháng 10/1873, Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này.

+ 1873 - 1909, Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

+ 1878 - 1907, Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

+ 1884 - 1886, Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

+ Năm 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920)

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Ách cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề của các nước phương Tây đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân các nước Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á.

+ Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Mặc dù diễn ra quyết liệt, song, do nhiều nguyên nhân các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.

+ Dù thất bại, nhưng các cuộc đấu tranh này có ý nghĩa lịch sử to lớn: thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau này.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Tên nước

Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập

In-đô-nê-xi-aThế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông.Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.

Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma)

Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện.

Phi-líp-pin

Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết

quần đảo này và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm.

Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)

Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm ví ảnh hưởng.

Xiêm (Thái Lan)

Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào nước này.Giữa thế kỉ XIX, sau khi đã hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),...

+ Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.

Tại Phi-líp-pin:

+ Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).

- Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Điểm gì nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.

+ Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu  hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.

+ Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Chính sách đối nội

- Ở Anh:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Pháp:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Đức:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Mỹ:

+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách đối ngoại

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".

+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

13 tháng 8 2023

 

Tham khảo

1871

Công xã Pa-ri ra đời ở Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Công xã đã thất bại sau 72 ngày tồn tại.

 

Hoàn cảnh ra đời:

- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân => đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

* Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai



 

 

Tham khảo:

Những nét chính:

-Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ 19-đầu thể kỷ 20, phong trào công nhân tiếp tục diễn ra rất sôi nổi ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các nước Âu-Mỹ

+Ngày 1/5/1886, khoảng 400.000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình, đòi giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ.

+Năm 1889, công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn.

+Năm 1893, đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội,…

-Đầu thế kỉ XX, Lênin đã kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Ông chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, vạch rõ tác hại của nó đối với giai cấp công nhân. Với những cống hiến của Lê nin, chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

*Sự ra đời và hoạt động của quốc tế thứ hai:

-Ra đời: 14/7/1789 tại Pháp

-Hoạt động:

+ Từ năm 1889 đến năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

+ Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời (1895), các đảng trong Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản,...

+ Năm 1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã.