Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỹ Duyên
- Có thể chọn chi tiết Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.
- Hoặc chi tiết cuộc thi tài, Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ.
Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…
Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.
Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:
– Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?
– Dạ, trời ạ!
– Thế cái gì gần gũi và quý nhất?
– Dạ, đất ạ!
– Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.
Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.
Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.
Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.
Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.
Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…
Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:
– Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:
– Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!
Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:
– Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.
Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:
– Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.
Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:
– Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Nhà vua nói tiếp:
– Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…
Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.
Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 3
Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".
Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.
Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:
"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".
Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:
"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:
"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".
Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.
Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 4
Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đèn bào:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.
Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:
– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.
Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
Trong chương trình Ngữ vãn lớp 6, em đã được học năm truyền thuyết. Mỗi truyền thuyết đều để lại cho em một ý nghĩa sâu sắc. Nhưng em thích nhất là truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Câu chuyện xảy ra như sau:
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:
– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.
Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.
Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:
– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
là kể lại tổng hợp các thời vua hug mà đã học trong ngữ văn 6.Nhưng ko cần nữa mk đã tự viết xong rồi.Cm on nhieu nha .Ket bn Di Mai Phuong
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Văn bản Bánh chưng bánh giầy được chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu → … Tiên vương chứng giám.): Nhà vua thử thách các lang để chọn ra người xứng đáng nhất với ngôi vị của vua cha.
- Đoạn 2 (Các lang…→…nặn hình tròn.): Lang Liêu – con trai thứ 18 của Hùng Vương được giúp đỡ vì chàng thiệt thòi nhất và đã được thần báo mộng.
- Đoạn 3 (Đến ngày…→…ngày Tết.): Kết quả của cuộc thử thách: Lang Liêu được chọn để kế thừa ngôi vị. Ý nghĩa bánh chưng, bánh giầy.
Bài làm
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
# Học tốt #
A. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
B. Thân bài (Diễn biến sự việc)
- Mở đầu
- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút - Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc
- Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
C. Kết bài
- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước
Giàn ý đây bạn tự viết nha
Study well
Ko có ai ở đây rảnh mà vt đâu bn
Ngt toàn có mạng ko à
P/S:bn nên tra mạng hoặc tự viết thì hơn
Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự.
Vì câu chuyện đã trình bàyđược phương thức một chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến một kết thúc , thể hiện một ý nghĩa . Tự sự còn giúp người kể giải thích sự việc , tìm hiểu con người , nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen , chê.
Truyền thuyết bánh chưng , bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự.
Em biết vì truyện là truyền thuyết , ns , kể về 1 sự vật , sự việc.