K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12
Cậu Bé Tích Chu: Hành Trình Cứu Bà Ngoại Trong Thế Giới Kỹ Thuật Số

Ngày xửa ngày xưa, trong một thành phố hiện đại, có một cậu bé tên là Tích Chu. Tích Chu sống cùng bà ngoại trong một căn hộ nhỏ. Bà ngoại cậu luôn yêu thương và chăm sóc Tích Chu, nhưng cậu lại thích chơi game và lướt mạng xã hội hơn là quan tâm đến bà.

Một ngày nọ, bà ngoại bị ốm nặng và phải nằm viện. Các bác sĩ bảo rằng chỉ có một liều thuốc đặc biệt từ một bệnh viện ở nơi xa xôi mới có thể cứu bà. Tích Chu, cảm thấy có lỗi vì đã quá thờ ơ với bà, quyết định lên đường tìm kiếm loại thuốc đặc biệt đó.

Với chiếc xe đạp điện và một chiếc điện thoại thông minh, Tích Chu bắt đầu hành trình của mình. Cậu sử dụng Google Maps để tìm đường và phải vượt qua nhiều trở ngại như tắc đường, thời tiết xấu và cả những kẻ xấu muốn cản trở cậu.

Trên đường đi, Tích Chu gặp gỡ nhiều người tốt bụng, như anh xe ôm công nghệ giúp cậu tìm đường nhanh hơn, một cô gái hảo tâm cho cậu những lời khuyên quý giá, và cả những người bạn học cùng trường sẵn sàng giúp đỡ khi cậu cần.

Cuối cùng, sau bao nỗ lực và khó khăn, Tích Chu đã tìm thấy bệnh viện nơi có loại thuốc đặc biệt. Cậu nhanh chóng quay về và đưa thuốc cho các bác sĩ. Bà ngoại của cậu dần hồi phục và cuối cùng khỏe mạnh trở lại. Từ đó, Tích Chu học được bài học về tình yêu thương và trách nhiệm, cậu dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc và trò chuyện với bà.

 
3 tháng 12 2021

Bạn tham khảo đoạn này nhé!

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

3 tháng 12 2021

nó có bị thiếu chỗ nàO không bạn

10 tháng 11 2016

Nguyễn Dữ là một nhà văn sáng tạo. Cái kết truyền thống của "Vợ chàng Trương" là Vũ Nương nhảy sông tự vẫn, cuối cùng khi nhận ra nàng bị oan, người ta mới dựng đền thờ nàng gần đấy. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ thì tác phẩm trở nên độc đáo lên hẳn. Ông biết kết hợp cốt truyện truyền thống với các chi tiết kì ảo, làm nổi bật ước mơ của nhân dân ta, như chi tiết kì ảo cuối truyện, Vũ Nương không chết mà được cứu sống, sống dưới thủy cung, hưởng cuộc sống hạnh phúc bất tử vĩnh viễn. Nhưng chính chi tiết này cũng là chi tiết khiến người đọc đau xót. Đây có thật là cái kết vẹn toàn? Vũ Nương khi sống không được hưởng hp trọn vẹn. Đến lúc nàng có được những gì đáng được hưởng thì nó chỉ mờ nhạt, giống như hư ảo (chi tiết Vũ Nương võng lọng hiện lên từ dưới sông cuối truyện)

Mình học truyện này từ năm ngoái, đến giờ cũng chỉ nhớ được có thế, có gì ban nên hỏi các thầy cô giáo để rõ hơn nhé :')

27 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

28 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

 
29 tháng 12 2021

thay các từ Bé Thu thành từ Tôi

  Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.  gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước. 

16 tháng 8 2017

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mở bài

Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le

- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con

TB:

Hoàn cảnh của nhân vật

- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về

- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung

- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu (2 điểm)

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả

6 tháng 11 2018

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mở bài

Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le 

- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con

TB:

Hoàn cảnh của nhân vật

- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về

- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung

- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu 

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo 

- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả.

14 tháng 4 2019

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!



 

14 tháng 4 2019

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Nguồn : internet

Bằng lời kể của nhân vật ông Ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ ra nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận)DÀN Ý1. Mở bài- Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le-...
Đọc tiếp

Bằng lời kể của nhân vật ông Ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ ra nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận)

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le

- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con

2. Thân bài:

Hoàn cảnh của nhân vật

- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về

- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung

- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

3. kết bài:

- Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả

0