Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
Đáp án A
Giai cấp địa chủ phong kiến sau từ trước đó đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tay sai của thực dân Pháp, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đáp án D
Trong xã hội Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu. Đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết trước tiên. Vì thế, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) sau đó đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.
Đáp án D
Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
Đáp án A
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai), một bộ phận không nhỏ trung và tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.