Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.
- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.
Câu 2: Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.
Câu 3: Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
Câu 4:
- Giấy
- La bàn
- Thuốc súng
- Nghề in.
Tham khảo!
C1:
Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
-C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Ý nghĩa:
- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
-4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến
+La bàn
+Thuốc súng
+Giấy
+Nghề in
-Giới thiệu một phát minh là:
La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.
La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng (như hình vẽ) được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung Quốc gọi là "kim chỉ Nam" . Hướng Nam xưa vốn được coi là hướng của quân vương.
Đến thời nhà Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh và đến khoảng thời nhà Tống, nhà Nguyên thì được truyền bá sang châu Âu qua các cuộc chinh phạt. Nhờ có La bàn, người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lý mới như chuyến hải hành của Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ.
Về sau La bàn được cải tiến dần bằng cách nhân tạo, từ hóa kim loại. Trung Hoa sử dụng La bàn trong hàng hải sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm.
Kim chỉ nam xuất hiện từ thời Chiến Quốc, dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa bàn hình vuông. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Kim chỉ nam được gọi là La bàn từ thời đó. Lúc cân bằng mũi kim sẽ chỉ về phương Nam. Về sau cải tiến bằng cách từ hóa kim loại nhân tạo và không dùng nam châm thiên nhiên nữa. Ghi chép sử dụng kim chỉ nam trong hàng hải Trung Hoa sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm. Kim chỉ nam của Trung Quốc bắt đầu truyền bá ra nước ngoài từ thời Tống, qua Ả Rập rồi tới châu Âu.
Tứ đại phát minh trong lịch sử TQ:la bàn,thuốc súng,giấy,nghề in
Câu 1:
Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất và những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu.
Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
- Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi ( năm 1487 )
- V.Đơ-ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ ( năm 1498 )
- Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ ( năm 1492 )
- Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất ( năm 1519-1522 )
Ý nghĩa:
- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản ở châu Âu.
Câu 1.
=> Các nhà hàng hải, các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào cuối thế kỉ XV và đầu thế kỉ XVI
Nguyên nhân là: Do sản xuất phát triển, tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn; hải đồ; kĩ thuật đóng tàu
Câu 2.
Cuối thế kỉ X, người Giec-Man đã xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây thành lập nhiều vương quốc mới
- Xã hội hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến
+ Nông nô
=> Xã hội phong kiến được hình thành
1 . Chế độ phong kiến ra đời vào thời gian nào?
- Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.
- Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
+ Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.
+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.
+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.
2 giai cấp trong CNTB ?
Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân. Song bọn ấy là bọn tư bản, chứ không phải là bọn phong kiến.
Cách đây vài trǎm nǎm, các nước phương Tây bắt đầu có máy móc, có công nghệ và có chế độ tư bản.
Dưới chế độ ấy, bọn tư bản chiếm các tư liệu sản xuất (như nhà máy, nguyên liệu…) làm của riêng. Nhưng tự họ không lao động, mà thuê công nhân sản xuất để bóc lột công nhân.
Công nhân phải bán sức lao động mới có ǎn. Ngoài sức lao động, họ không có máy móc và nguyên liệu gì cả. Cho nên công nhân là giai cấp vô sản.
Công nhân sản xuất các thứ của cải, song của cải ấy đều thành của cải của nhà tư bản. Bọn tư bản chỉ trả cho công nhân một số tiền công rất ít. Nhà tư bản thuê công nhân mục đích là cốt kiếm lãi. Công nhân vì không có tư liệu sản xuất, mà phải chịu bọn tư bản bóc lột. Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là:
1- Máy móc là chủ chốt của tư liệu sản xuất. Dùng máy móc phải tập trung đông người. Do đó, để sản xuất, thì sức lao động hoá ra tập thể.
2- Nhà tư bản chiếm hết mọi tư liệu sản xuất, họ dùng chế độ tiền công để bóc lột công nhân.
Về mặt sản xuất, so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to. Phong kiến, chỉ nhờ sức người và sức súc vật mà sản xuất. Tư bản thì dùng máy móc mà sản xuất. Dùng máy móc tái sản xuất gấp 10, gấp 100, mà người ta lại ít khó nhọc hơn.
Tư bản sản xuất rất nhiều, song không phải để cho mọi người được hưởng. Vì các tư liệu sản xuất đã bị nhà tư bản chiếm làm của riêng. Đó là một tình trạng rất không hợp lý. Tình trạng đó sinh ra nhiều khó khǎn mà nhà tư bản không thể giải quyết: nhà tư bản sản xuất là cốt để bán. Thí dụ, họ sản xuất hàng vạn đôi giầy, không phải để họ dùng, mà để bán. Trong xã hội tư bản, đại đa số nhân dân đã thành nghèo khó, thì bán cho ai ? Vì vậy, mà thường có khủng hoảng kinh tế, vì sản xuất quá nhiều.
Lao động đã tập thể, thì các tư liệu sản xuất và những thứ sản xuất ra, phải là của chung mới đúng.
Nhà tư bản chẳng những bóc lột công nhân trong nước họ, mà còn xâm lược và bóc lột các nước khác. Do đó, chủ nghĩa tư bản trở nên chủ nghĩa đế quốc.
Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
TL
Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.
hoc tot