K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2016

Anh chàng dế mèn tron truyện dế mèn phiêu lưu ký là: Cho thấy anh dũng cảm, dám cả gan đấu với bọn nhện tung tướng.

16 tháng 2 2016

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

 

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Bài học về thái độ sống

Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Bài học về lòng tốt với những người xung quanh

Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bài học về cách đánh giá người khác

Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.

Bài học về tình bạn chân thành

Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.

Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết

Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lúc là một chú Dế Mèn trẻ con, bồng bột, sai lầm, ích kỷ, vấp ngã,… nhưng rồi chúng ta sẽ thay đổi và trưởng thành theo thời gian và những trải nghiệm từ cuộc sống. Dù nhà văn Tô Hoài đã vĩnh viễn đi xa nhưng “Dế Mèn phiêu lưu ký” và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian.

Tham khảo nha !

Chúc bạn học giỏi !

3 tháng 5 2018

dễ mèn rất hối hận và xấu howr khi đưbgs trước mộ của dễ choắt 

3 tháng 5 2018

lên mạng mà tra

18 tháng 3 2020
  • - Theo em nhân vật Dế Mèn có giá trị về mặt sức khỏe, mạnh mẽ , cường tráng và rất kiên trì trong công việc

- Câu truyện " Dế Mèn phiêu lu kí" có một nội dung thích hợp hơn đối với những đọc giả thiếu nhi hơn, truyện có tính chất phiêu lưu kì ảo hoang đường, nội dung câu truyện cũng rất thích hợp đối với trẻ nhỏ

- Dế mền có tính kiên trì và nhẫn nại, lại có sức khỏe mạnh mẽ cường tráng nến có thể dễ dàng vượt qua khó khăn trong đường phiêu lưu của mình

Sai. Sửa thành:

Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện

26 tháng 2 2017

mình không thích kể dài dòng lắm !

26 tháng 2 2017
1.Yêu cầu về hình thức: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Viết dưới dạng tự kể chuyện. - Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu. - Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm. - Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá. - Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn. - Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào. - Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời. - Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
26 tháng 2 2017
1.Yêu cầu về hình thức: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Viết dưới dạng tự kể chuyện. - Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu. - Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm. - Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá. - Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn. - Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào. - Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời. - Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
21 tháng 1 2018

Sau những ngày phiêu lưu mạo hiểm và thú vị. Tôi trở lại quê hương để thăm mộ của Dế Choắt.

Gần đến mộ của Dế Choắt khung cảnh vẫn thế tĩnh lặng và nhiều cây cối. Phần mộ của Dế Choắt năm nào cũng được tôi dọn dẹp sạch sẽ vào ngày dỗ của cậu ta. Tôi thắp vài nến nhang và xin phép nói chuyện với cậu ta. Tôi nói: "Sau khi chôn cất cậu tôi đã nhận ra những việc tôi làm trong quá khứ là sai trái. Mỗi khi tôi làm gì đó tôi đều suy nghĩ rất kĩ trước khi tôi làm. Tôi cũng quyết định đi phiêu lưu, những chuyến phiêu lưu của tôi đầy mạo hiểm vào cũng thú vị, tôi cũng kể cho những người bạn cùng đi phiêu lưu về cậu và những chuyện tôi làm đã khiến cậu ra đi. Bây giờ tôi đã trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa. Đó chính là thành quả của việc nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết định sử chữa. Bây giờ tôi đã hiểu được những cuộc phiêu lưu đã nâng tôi lớn lên. Hôm nay, tôi đến đây để cảm ơn tới " Bài học đường đời đầu tiên" của cậu."

Sau khi nói xong tôi ra đi lặng lẽ với vẻ mặt đầy buồn bã vì tôi nhớ lại vài năm trước cũng ngày hôm nay tôi rời khỏi đó và tự trách mình đã gây ra một chuyện lớn không thể bù đắp được.

Tớ làm văn không hay đâu thông cảm nhé! yeu