Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện này nằm ở phần đầu “Dế Mèn phiêu lưu kí”, khi mà Dế Mèn chưa bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình. Vì thế bài học này là bài học đầu tiên của Dế Mèn, nó giúp cho Dế Mèn thay đổi tính cách hung hăng, khinh người, giúp Dế Mèn cẩn thận hơn trong những hành động sau này trong cuộc đời phiêu lưu của mình.
Trong đoạn trích có 3 nhân vật: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.
Cả ba nhân vật đều tham gia vào câu chuyện. Dựa vào những sự kiện có trong cốt truyện.
Dế Mèn xưng 'tôi" có tác dụng: - Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hóa.
- Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, thân mật, sinh động, chân thân với người đọc.
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
- Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
- Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…
=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
- Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
- Chú đất nung (Nguyễn Kiên)
3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng bậy bạ, hành động thiếu suy nghĩ.
- Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.
Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
Nếu bn muốn tham khảo hãy zô link:
https://sdc.org.vn/cam-nghi-ve-nhan-vat-de-men-de-choat-trong-truyen-ngu-van-lop-6/
Chúc bn hok tot!
Tham khảo:
Dế Mèn và Dế Choắt hai nhân vật chính trong Bài học đường đời đầu tiên. Dế Mèn vốn khỏe mạnh, to lớn trái ngược với Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật. Dế Mèn thì tính cách hống hách, kiêu căng còn Dế Choắt hiền lành, thật thà. Nhưng trong Bài học đường đời đầu tiên chính Dế Choắt mới là nhân vật khiến cho Dế Mèn nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống.
Chỉ vì thói chọc phá, nghịch ngợm chị Cốc mà khiến Dế Choắt thiệt mạng oan uổng. Dế Choắt là nhân vật phụ nhưng lại vô cùng quan trọng, chính cái chết của Dế Choắt mới khiến dế Mèn ân hận nhìn nhận lại về bản thân và sống tốt hơn. Câu chuyện của Dế Choắt khuyên răn không chỉ Dế Mèn mà tất cả chúng ta trong cuộc sống đó là: ở đời mà thói kiêu căng, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.
Trong câu truyện " Bài học đường đời đầu tiên " Dế Mèn xưng tôi có tác dụng là:
Dế Mèn chính là người dẫn chuyện kể lại câu truyện về cuộc đời của mình.
Dế Mèn là người kể lại truyện và kể ở ngôi thứ nhất