Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đường thẳng \(\Delta \) đi qua hai điểm lần lượt có tọa độ \(\left( {0;1,5} \right),\left( {7;5} \right)\) nên \(\Delta \) có phương trình là:
\(\frac{{x - 0}}{{7 - 0}} = \frac{{y - 1,5}}{{5 - 1,5}} \Leftrightarrow \frac{x}{7} = \frac{{y - 1,5}}{{3,5}} \Leftrightarrow x - 2y + 3 = 0\)
b) Giao điểm của đường thẳng \(\Delta \) với trục \(Oy\) ứng với \(x = 0\). Thời điểm \(x = 0\)cho biết khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả. Khi \(x = 0\) thì \(y = 1,5\) , vì vậy khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả là 1 500 000 đồng.
c) 12 tháng đầu tiên ứng với \(x = 12\)
Từ phương trình đường thẳng \(\Delta \) ta có: \(x - 2y + 3 = 0 \Leftrightarrow y = \frac{1}{2}x + \frac{3}{2}\)
Thay \(x = 12\) vào phương trình đường thẳng ta có: \(y = \frac{1}{2}.12 + \frac{3}{2} = 7.5\)
Vậy tổng chi phí mà người đó phải trả khi tham gia phòng tập thể dục trong 12 tháng là 7tr5 nghìn đồng.
a) Ba cách chọn cặp đấu sẽ là:
+) Cách 1: Chọn Mạnh và Phong
+) Cách 2: Chọn Cường và Tiến
+) Cách 3: Chọn Phong và Cường
b) Mỗi cặp đấu gồm có 2 người nên mỗi cặp đấu là một tập con gồm 2 phần tử được lấy ra từ tập hợp gồm 4 bạn nói trên.
Tham khảo:
a) Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ; 15 phút = 0,25 giờ; t phút = \(\frac{t}{{60}}\) giờ
Nếu \(t \le 90\)(phút) thì quãng đường s mà người đó đi được là: \(42.\frac{t}{{60}} = 0,7t\)(km)
Nếu \(90 < t \le 90 + 15 = 105\)(phút) thì quãng đường s mà người đó đi được là: \(42.1,5 = 63\)(km)
Nếu \(105 < t \le 105 + 120 = 225\)(phút) thì quãng đường s mà người đó đi được là: \(42.1,5 + (\frac{t}{{60}} - 1,5 - 0,25).30 = 0,5t + 10,5.\)(km)
Như vậy hàm số tính quãng đường s (km) sau t phút là:
\(s = \left\{ \begin{array}{l}0,7t\quad \quad \quad \quad (0 \le t \le 90)\\63\quad \quad \quad \quad \;\;\;(90 < t \le 105)\\0,5t + 10,5\quad \;\;(105 < t \le 225)\end{array} \right.\)
b)
Với \(0 \le t \le 90\) thì \(s = 0,7t\)
Trên đoạn [0;90] ta vẽ đường thẳng \(s = 0,7t\)
Với \(90 < t \le 105\) thì \(s = 63(km)\)
Trên nửa khoảng (90;105] ta vẽ đường thẳng \(s = 63\)
Với \(105 < t \le 225\)(phút) thì \(s = 0,5t + 10,5.\)(km)
Trên nửa khoảng (105;225] ta vẽ đường thẳng \(s = 0,5t + 10,5.\)
Như vậy ta được đồ thị biểu diễn hàm số s theo t như hình trên.
Tham khảo:
Gọi x, y lần lượt là số giờ đạp xe và tập tạ trong một tuần.
Ta có các điều kiện ràng buộc đối với x, y như sau:
- Hiển nhiên \(x \ge 0,y \ge 0\)
- Số giờ tập thể dục tối đa là 12 giờ nên \(x + y \le 12\)
- Tổng số calo tiêu hao một tuần không quá 7000 calo nên \(350x + 700y \le 7000\)
Từ đó ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y \le 12\\350x + 700y \le 7000\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)
Biểu diễn từng miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hệ trục tọa độ Oxy, ta được như hình dưới.
Miền không gạch chéo (miền tứ giác OABC, bao gồm cả các cạnh) trong hình trên là phần giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn nghiệm của hệ bất phương trình.
Với các đỉnh \(O(0;0),\)\(A(0;10),\)\(B(4;8),\)\(C(12;0).\)
a) Gọi F là chi phí luyện tập (đơn vị: nghìn đồng), ta có: \(F = 50y\)
Tính giá trị của F tại các đỉnh của tứ giác:
Tại \(O(0;0),\)\(F = 50.0 = 0\)
Tại \(A(0;10),\)\(F = 50.10 = 500\)
Tại \(B(4;8),\)\(F = 50.8 = 400\)
Tại \(C(12;0).\)\(F = 50.0 = 0\)
F đạt giá trị nhỏ nhất bằng 0 tại \(O(0;0),\)\(C(12;0).\)
Vậy bạn Mạnh cần đạp xe 12 giờ hoặc không tập thể dục..
b) Gọi T là lượng calo tiêu hao (đơn vị: calo), ta có: \(T = 350x + 700y\)
Tính giá trị của F tại các đỉnh của tứ giác:
Tại \(O(0;0),\)\(T = 350.0 + 700.0 = 0\)
Tại \(A(0;10),\)\(T = 350.0 + 700.10 = 7000\)
Tại \(B(4;8),\)\(T = 350.4 + 700.8 = 7000\)
Tại \(C(12;0),\)\(T = 350.12 + 700.0 = 4200\)
T đạt giá trị lớn nhất bằng 7000 tại \(A(0;10),\)\(B(4;8).\)
Vậy bạn Mạnh có thể chọn một trong hai phương án: Tập tạ 10 giờ hoặc đạp xe 4 tiếng và tập tạ 8 tiếng.