Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.5 + 2.(-3) = -1 ⇔ m = 1
Vậy với m = 1 thì đường thẳng mx + 2y = -1 đi qua P(5; -3)
Điểm M(1; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7 nên tọa độ của M phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.1 – 5.0 = 7 ⇔ m = 7
Vậy với m = 7 thì đường thẳng mx – 5y = 7 đi qua M(1; 0)
Trong mỗi trường hợp sau, hãy tìm giá trị của m để: Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5
Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5 nên tọa độ của Q phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.0,5 + 0.(-3) = 17,5 ⇔ m = 35
Vậy với m = 35 thì đường thẳng mx + 0y = 17,5 đi qua Q(0,5; -3)
Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 3.5 – m.(-3) = 6 ⇔ m = -3
Vậy với m = -3 thì đường thẳng 3x – my = 6 đi qua P(5; -3)
Điểm N(0; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21 nên tọa độ của N phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 2,5.0 + m(-3) = -21 ⇔ m = 7
Vậy với m = 7 thì đường thẳng 2,5x + my = -21 đi qua N(0; -3)
Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5 nên tọa độ của S phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 0.4 + m.0,3 = 1,5 ⇔ m = 5
Vậy với m = 5 thì đường thẳng 0x + my = 1,5 đi qua S(4; 0,3)
Ta có: y = 0,5x – 1,5. (d1)
Đường thẳng (d) và ( d 1 ) khi m – 2 ≠ 0,5, còn n lấy giá trị tùy ý. Suy ra (d) cắt ( d 1 ) khi m ≠ 2,5 còn n tùy ý.
Trả lời: (d) cắt ( d 2 ) khi m ≠ 2,5 còn n tùy ý.
Ta có: y = -1,5x + 0,5. ( d 2 )
Đường thẳng (d): y = (m – 2)x + n song song với ( d 2 ) khi:
m – 2 = -1,5 và n ≠ 0,5
hay m = 0,5 và n ≠ 0,5.
Trả lời: (d) song song với ( d 2 ) khi m = 0,5 và n ≠ 0,5.
Đường thẳng y = (m – 2)x + n (d) đi qua hai điểm A(-1;2) và B(3; -4). Khi đó tọa độ các điểm A, B thỏa mãn (d), nghĩa là:
2 = (m – 2)(-1) + n (1)
và -4 = (m – 2).3 + n (2)
Rút gọn hai phương trình (1) và (2), ta được
-m + n = 0; (1’)
3m + n = 2. (2’)
Từ (1’) suy ra n = m. Thay vào (2’), ta có 3m + 3 = 2 suy ra m = 1/2.
Trả lời: Khi m = n = 1/2 thì (d) đi qua hai điểm A và B đã cho.
Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m +1 nên tọa độ của A phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó ta có: (m – 1).2 + (m + 1).(-3) = 2m + 1
⇔ 2m – 2 – 3m – 3 = 2m + 1 ⇔ 3m + 6 = 0 ⇔ m = -2
Vậy với m = -2 thì đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m + 1 đi qua A(2; -3).