K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
10 GP
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên :
+ Sự ra đời :
Năm 1924 NAQ ve Quảng Châu( TQ ) chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ.
+ Hoạt động :
+ Ra Báo Thanh niên ( 21-6-1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng.
+ Năm 1927 tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
+ Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước, các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).
+ Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung.
+ Vai trò :
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng vô sản sau này.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xứng đáng là tiền thân của Đảng vô sản.
Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật.
Phần lớn số học viên đó sau khi "học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân". Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).
Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.
Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21 – 6 – 1925.
Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các kì bộ Trung Kì. Bắc Kì, Nam Kì của Hội lần lượt ra đời vào năm 1927. Năm 1928, Hội có gần 300 hội viên; đến năm 1929, có khoảng 1700 hội viên và còn xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).
Tại Quảng Châu, ngày 9 – 7 1 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ để quốc.
Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hoá", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi,
Đó là các cuộc bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy in Poóctay Sài Gòn. đồn điền cao su Cam Tiêm, hãng dầu Nhà Bè, nhà máy tơ Nam Định v.v..
Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nôi), hãng buôn Sácne Sài Gòn, sở ươm cây Hà Nội, nhà máy điện Nam Định, hãng xe hơi Đà Nẵng, xưởng nhuộm nhà máy dệt Nam Định. đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước), hãng dầu Hải Phòng, các nhà in ở Chợ Lớn v.v..
Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong phạm vì một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.
Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diễn ra ở một số nơi.