K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2019

Gợi ý làm bài

- Chuyến dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu:

Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ lập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh kế phát triển năng động.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tố nhiều thành phần.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

- Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triên các thành phố lơn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tố trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

6 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

- Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong thời gian đó, miền Bắc vừa kiên trì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.

- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu.

20 tháng 5 2019

Gợi ý làm bài

- Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: họat động phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi.

- Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn được đa dạng hoá gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh,...), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương quan giữa các thành phần có sự thay đổi.

- Kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

5 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tăng tí trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng).

+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

+ Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ.

+ Ở khu vực I:

• Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lăng tỉ trọng ngành thủy sản.

• Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tí trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II:

• Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

• Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III:

• Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

• Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,...

11 tháng 4 2017

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009.

Chọn: A.

13 tháng 2 2016

- Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

     + Giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 

     + Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng

      + Tăng tỉ trọng dịch vụ

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm

- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn lớn nhất.

8 tháng 1 2017

Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:
+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư
+ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm
– Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch
+ Nông – lâm – ngư: giảm nông nghiệp, tăng ngư nghiệp. Trong nông nghiệp: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.
+ Công nghiệp: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng không cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường
+ Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
– Sự chuyển dịch như trên để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới

28 tháng 1 2016

Khi nói đến cơ cấu kt thì ta luôn hiểu trong cơ cấu kinh tế bao gồm 2 vấn đề quan trọng đó là cơ cấu kt theo ngành và cơ cấu kinh tế
lãnh thổ.
* Chuyển biến về cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Cơ cấu kt theo ngành được chuyển biến trước hết là do có sự thay đổi lớn về đường lối, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế
của Đ và N2 vạch ra khác nhau giữa các thời kì.

              + Thời kì 61 - 75 (nói riêng ở miền Bắc); thời kì 75 – 80 (nói chung ở cả nước) là thời kì nước ta tập trung đẩy mạnh CN
hoá trong đó ưu tiên phát triển CN nặng dẫn đến tỉ trọng các ngành CN nặng lớn hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các
ngành khác.
              + Thời kì 80 - 86 thì cả nước lại coi N2 là mặt trận hàng đầu ® các ngành N2 (nông, lâm, ngư) phát triển với tốc độ nhanh
hơn, tỉ trọng lớn hơn so với các ngành khác.
              + Thời kì 86 - 89 cả nước lại tập trung đẩy mạnh 3 chương trình kt trọng điểm đó là chương trình lương thực - thực phẩm;
hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu cho nên thời kì này các ngành nông, lâm, ngư và các ngành CN chế biến được phát triển nhanh hơn,
mạnh hơn so với các ngành khác.
              + Thời kì 90 - nay cả nước lại tập trung đẩy mạnh CN hoá, hđại hoá đất nước cho nên các ngành CN nói chung và đặc biệt
là các ngành CN nặng có KT tinh xảo như đtử, cơ khí, dầu khí…được phát triển với tốc độ nhanh hơn.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành được chuyển biến theo cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành CN nhóm A và nhóm B, giữa
ngành trồng trọt với chăn nuôi (chuyển biến về cơ cấu trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành với nhau). Sự chuyển biến này thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu 1980 1989 - 1990
          1) CN 100 100
               - nhóm A 100 100
               - nhóm B 100 100
          2) N2 100 100
               - Trồng trọt 100 100
               - Chăn nuôi 100 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
              + Nếu coi giá trị sản lượng của mỗi ngành kt năm 80 là 100% thì đến năm 89 - 90 ngành CN tăng2,08 lần; trong đó CN
nhóm A tăng 1,81 lần; CN nhóm B tăng 2,24 lần. Ngành N2 tăng 1,54 lần; trong đó ngành trồng trọt tăng 1,46 lần, ngành chăn nuôi
tăng 1,83 lần.
              + Giữa CN và N2 thì tốc độ tăng của ngành CN nhanh hơn so với N2 vì thời kì này ta bắt đầu đổi mới theo xu thế CN hoá.
              + Trong nội bộ từng ngành CN thì tốc độ tăng CN nhóm B nhanh hơn CN nhóm A vì thời kì này nước ta đẩy mạnh 3
chương trình kt trọng điểm mà 3 chương trình đó đều thuộc nhóm B.
              + Giữa trồng trọt và chăn nuôi thì tốc độ phát triển chăn nuôi nhanh hơn trồng trọt vì chăn nuôi đang trở thành ngành chính
trong cơ cấu N2.

- Cơ cấu kt theo ngành còn được chuyển biến theo cơ cấu tổng sản phẩm xã hội. Sự chuyển biến này thể hiện qua bảng số
liệu sau:
            1980 - 1991 1995
         1) CN 23,7 30,7
         2) N2 40,5 27,2
         3) Dvụ 35,8 42,1

- Qua bảng số liệu trên ta thấy: từ 1991 - 1995 giá trị sản lượng của ngành CN và Dvụ tăng lên rất nhanh còn ngành N2 có xu
thế giảm dần vì sau năm 90 đến nay cả nước ta tập trung đẩy mạnh CN hoá, hđại hoá theo xu thế giảm dần tỉ trọng ngành N2 và tăng
dần tỉ trọng ngành CN đặc biệt là Dvụ mà điển hình là GTVT, TTLL, Dlịch…Đổi mới như vậy là để nhanh chóng hội nhập với nền
kt TG.

- Cơ cấu kt theo ngành ở nước ta còn tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa theo xu thế là các ngành CN, Dlịch, Dvụ thì
phải được phát triển năng động hơn, thoáng hơn, cởi mở hơn để thích nghi với nền kinh tế hàng hoá và thị trường. Còn đối với
ngành TTLL thì cần phải được trang bị hđại hơn là để nhanh chóng hội nhập với nền văn minh QT.

* Chuyển biến về cơ cấu kt lãnh thổ
Cơ cấu kt lãnh thổ được chuyển biến tương ứng với sự chuyển biến của cơ cấu kt theo ngành và sự chuyển biến này thể hiện
như sau:

- Trong N2:
           + Trước đây ngành N2 nước ta được phát triển, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng =, ven biển còn ở miền núi, trung du thì
hầu như chậm phát triển. Đồng thời N2 phát triển theo xu thế độc canh về lúa mà không hình thành những vùng chuyên canh N2 với
qui mô lớn.
          + Ngày nay N2 nước ta được phát triển theo xu thế hình thành nhiều vùng chuyên canh có xu hướng chuyên môn hoá sâu
điển hình là chuyên canh LT - TP với 2 vùng lớn nhất là ĐBSH, ĐBSCL. Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây CN dài ngày,
ngắn ngày mà lớn nhất là là ĐNBộ, Tây Nguyên…nhiều vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt có chất lượng cao nổi tiếng như cao nguyên
Mộc Châu (Sơn La), Ba Vì (Hà Tây), Đức Trọng (Lâm Đồng), còn vùng gò đồi trước núi miền Trung là vùng nuôi bò thịt với qui
mô lớn nhất cả nước. Dọc ven biển đã hình thành nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá và trồng rong
câu như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Dơi…
         + Hiện nay ở ven các thành phố lớn như Hà Nội, HPhòng, TPHCM đã và đang hình thành những vành đai rau xanh, vành
đai thực phẩm là để cung cấp cho nhu cầu về thực phẩm tươi sống trong nội thành ngày càng cao.
          + Hiện nay các vùng chuyên canh N2 được phát triển theo xu thế ngày càng gắn chặt với các xí nghiệp là để hình thành nên
các xí nghiệp công, nông nghiệp.

- Trong CN:
          + Sự phát triển CN trước đây cũng chỉ được phân bố chủ yếu ở đồng =, ven biển và trong các đô thị nhưng ngày nay CN
nước ta trước hết được phát triển theo xu thế hình thành nhiều trung tâm CN lớn mà lớn nhất như HN, TPHCM có cơ cấu ngành rất
đa dạng.
          + Đã hình thành nhiều cụm, khu CN có mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ rất khăng khít điển hình là là cụm CN
HPhòng - Qninh; TPHCM - BHoà.
          + Hình thành 2 tam giác CN tăng trưởng HN - HP - QNinh và TPHCM - BHoà - VTàu. 2 tam giác này chính là bộ khung để
hình thành lên 2 vùng CN năng động nhất cả nước đó là ĐBSH và ĐNBộ. Đồng thời 2 vùng này hiện nay đang hình thành 2 vùng kt
tăng trưởng phía Bắc và phía Nam.
          + Còn các ngành kt khác như GTVT - TTLL, Dlịch - Dvụ thì được phát triển vừa hđại, vừa năng động và gắn chặt với từng
vùng lãnh thổ trong cả nước.

19 tháng 5 2019

Đáp án C

Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực Công nghiệp và xây dựng.

10 tháng 12 2021

d

1. Thành phần kinh tế có tỉ trọng tăng trong cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay là.A. nhà nước      B. Tập thể       C. Cá thể       D. Tư nhân2. Một trong những xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay là thay đổi tỉ trọngA. tăng khu vực IB. Giảm khu vực IIC. tăng khu vực IID, Giảm khu vực III3. tỉ trọng thủy sản tăng trong cơ cấu nông-lâm-thủy sản doA. tỉ trọng cao hơn nông...
Đọc tiếp

1. Thành phần kinh tế có tỉ trọng tăng trong cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay là.

A. nhà nước      B. Tập thể       C. Cá thể       D. Tư nhân

2. Một trong những xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay là thay đổi tỉ trọng

A. tăng khu vực I

B. Giảm khu vực II

C. tăng khu vực II

D, Giảm khu vực III

3. tỉ trọng thủy sản tăng trong cơ cấu nông-lâm-thủy sản do

A. tỉ trọng cao hơn nông nghiệp

B. tỉ trọng cao hơn lâm nghiệp

C. tốc độ tăng trưởng cao nhất

D. đóng cai trò quan trọng

4. GDP nước ta liên tục tăng chủ yếu do

A. chính trị ổn định, có nhiều chính sách đổi mới kinh tế-xã hội

B. áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất

C. lực lượng lao động đông, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới

5. nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm là 

A. thiếu vốn    B. thiếu kĩ thuật     C. quản lí yếu kém      D. thiếu lao động

6. một trong những thành tựu kinh tế của nhà nước ta thời gian qua là 

A. tăng tỉ trọng nông-lâm-thủy sản

B. nông nghiệp, công nghiệp có trình độ cao

C. GDP có tốc độ tăng trưởng khá cao

D. đã hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta ít chịu tác động của nhân đó nào sau đây?

A. xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới 

B. cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại

C. chính sách mở của nền kinh tế

D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú

8. ý nào sau đây không thể hiện vai trò chủ đạo khu vực nhà nước trong nền kinh tế

A. giữ vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân 

B. nắm giữ nhiều ngành kinh tế quan trọng

C. đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc dân

D. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động

1
23 tháng 2 2022

chắc h k cần nx , mốt đăng bài dừng cs cao quá chả ai trl:<