Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ.
- Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. - Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa.
Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa
Đáp án cần chọn là: D
Trong những năm 1929-1939 Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Nói cách khác là để biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm” của Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Chính sách kinh tế mới
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
+ Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.
+ Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích vào tháng 3-1921 quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.
- Nội dung:
+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.
+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.
+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.
- ý nghĩa
+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị
+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán.
+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.
- Nhận xét
+ Có thể xem Chính sách kinh tế mới là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn sê vích và Lê nin.
- Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt nam trong thời kì đổi mới là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước.
Tham khảo
a) Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.
Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, vì thế sản xuất hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là những điều mà hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.
b) - Chính sách đối nội đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933-1939: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, Đức rút khỏi Hội quốc liên để tự do hành động. Năm 1935, Hít le ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, nước Đức trở thành trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.
c)
+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
d)
Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
- Về kinh tế - tài chính:
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Về chính trị - xã hội:
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
=> Kết quả:
- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.
Tham khảo:
- Chính sách cai trị về chính trị:
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.
+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
- Chính sách cai trị về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.
- Chính sách cai trị về văn hoá - xã hội:
+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;
+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.
- Bối cảnh: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô đã khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân người Việt cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.
- Diễn biến chính:
+ Năm 248, Triệu Quốc Đạt và em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hoá). Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng, cuộc khởi nghĩa tiếp tục lan rộng.
+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu anh dũng hi sinh.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc.
+ Tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.
Tham khảo!!!
- Bối cảnh: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân người Việt cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.
- Diễn biến chính:
+ Trong khoảng những năm 766 - 780, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp dân chúng khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây rồi đánh chiếm thành Tổng Bình (Hà Nội). Phùng Hưng làm chủ, sắp đặt mọi việc.
+ Khoảng năm 791, sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp. Chính quyền đô hộ nhà Đường sau đó đưa quân đàn áp, buộc Phùng An phải ra hàng.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt.
+ Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa này đã cổ vũ tinh thần và góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X.
Tham khảo!!
- Bối cảnh: Từ đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt ách cai trị, thi hành chính sách thuế khoá nặng nề, khiến dân chúng ngày càng bất mãn với chính quyền.
- Diễn biến chính:
+ Năm 542, Lý Bí nổi đậy khởi nghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chiếm nhiều quận huyện, đánh bại các cuộc tấn công của nhà Lương.
+ Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, quân Lương tiến đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế hi sinh. Triệu Quang Phục nắm quyền chỉ huy lực lượng kháng chiến.
+ Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua nước Vạn Xuân.
+ Đầu thế kỉ VII, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa Lý Bí với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân đã khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc.
+ Cho thấy khả năng thắng lợi của người Việt trong công cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập, tự chủ.
+ Cuộc khởi nghĩa cũng để lại những bài học quan trọng về chính trị và quân sự trong quá trình giành độc lập, tự chủ về sau.
Mạc phủ Tokugawa (Tiếng Nhật: 徳川幕府, Tokugawa bakufu; Hán Việt: Đức Xuyên Mạc phủ), hay còn gọi là Mạc phủ Edo (江戸幕府, Giang Hộ Mạc phủ), là chính quyền Mạc phủ ở Nhật Bản do Tokugawa Ieyasu thành lập và trị vì trong thời kỳ từ năm 1603 cho đến năm 1868 bởi các Chinh di Đại tướng quân nhà Tokugawa. Thời kỳ này còn gọi là Thời kỳ Edo (江戸時代; Giang Hộ thời đại), lấy từ tên nơi đóng bản doanh của mạc phủ là Thành Edo, nay là Hoàng cung Tokyo.
Sau thời kỳ Sengoku, chính quyền trung ương đã được tái lập phần lớn là nhờ công của Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi trong thời kỳ Azuchi-Momoyama. Sau trận Sekigahara năm 1600, chính quyền trung ương rơi vào tay Tokugawa Ieyasu, ông đã hoàn thành được đại nghiệp và được ban tước hiệu "Chinh di Đại tướng quân" vào năm 1603. Để trở thành Tướng quân, theo truyền thống phải là hậu duệ của gia tộc Minamoto.
Thời kỳ Tokugawa, không giống các Mạc phủ trước đó, được cho là lấy nền tảng từ hệ thống đẳng cấp cha truyền con nối nghiêm ngặt ban đầu do Toyotomi Hideyoshi thiết lập. Tầng lớp chiến binh samurai (sĩ) là tầng lớp cao quý nhất, tiếp theo là nông dân (nông), thợ thủ công (công) và thương nhân (thương). Bản chất cứng nhắc của hệ thống đẳng cấp đã tạo ra trở lực đáng kể cho thời kỳ này. Thuế đối với nông dân luôn được giữ ở một mức cố định mà không tính tới lạm phát hay việc thay đổi tỷ giá tiền tệ. Kết quả là, tổng số thuế mà các samurai chúa đất thu được ngày càng giảm sút. Điều này cũng dẫn đến sự hàng loạt cuộc đối đầu giữa quý tộc và các samurai nghèo đói với những người nông dân giàu có, từ các cuộc va chạm lẻ tẻ ở địa phương đến những cuộc nổi loạn lớn. Tuy vậy, không có cuộc nổi dậy nào đủ mạnh để có thể thách thức thể chế đã được thiết lập, cho đến khi ngoại binh xuất hiện.
Cho đến cuối thế kỷ 19, liên minh giữa vài lãnh chúa đại danh hùng mạnh với vị Thiên hoàng trên danh nghĩa cuối cùng đã lật đổ được Mạc phủ sau chiến tranh Mậu Thìn, với đỉnh cao là cuộc Minh Trị Duy Tân. Mạc phủ Tokugawa chính thức chấm dứt năm 1868, với sự thoái vị của Tướng quân thứ 15 của nhà Tokugawa, Tokugawa Yoshinobu và "sự khôi phục" của Hoàng quyền (Ōsei fukko).