K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2019

- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.

- Khi chuyển động mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác thì cả hai phân tử tương tác làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi rất nhiều phân tử va chạm với thanh bình gây ra áp suất chất khí lên thành bình.

Trình bày cơ sở lý thuyết của một vật bị ném ngang. Xác định các thành phầnchuyển động của vật bị ném ngang.Bài 1. Một vật có khối lượng 7kg đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2tính trọng lượng của vậtBài 2. Một chất điểm tăng tốc từ V0=102m/s và đạt đến V=150m/s trên một đườngthẳng với gia tốc a=3m/s2. Tính thời gian đạt tốc độ của chất điểm trên.Bài 3. Một vật tăng tốc...
Đọc tiếp

Trình bày cơ sở lý thuyết của một vật bị ném ngang. Xác định các thành phần
chuyển động của vật bị ném ngang.
Bài 1. Một vật có khối lượng 7kg đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2
tính trọng lượng của vật
Bài 2. Một chất điểm tăng tốc từ V0=102m/s và đạt đến V=150m/s trên một đường
thẳng với gia tốc a=3m/s2. Tính thời gian đạt tốc độ của chất điểm trên.
Bài 3. Một vật tăng tốc với gia tốc a=6m/s2 trên đường thẳng dài s=5m trong
khoảng thời gian 0,5s Tính tốc độ của vật khi bắt đầu vào quãng đường trên
Bài 4. Tính động năng của 1 vật có khối lượng 27kg đang di chuyển với tốc độ
v=120m/s2 so với vật mốc .
Bài 5. Tính thế năng của 1 vật có khối lượng 2,7kg ở độ cao 20m so với mốc thế
năng cho g=9,8m/s2

0
12 tháng 7 2018

a) Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động:

Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt thành công.

Mỗi động cơ nhệt có ba bộ phận cấu thành cơ bản sau:

- Nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.

- Bộ phận phát động trong đó tác nhân giãn nở sinh công.

- Nguồn lạnh để nhận nhiệt lượng do tác nhân để tác nhân giảm nhiệt độ.

b) Hiệu suất của động cơ nhiệt:

Công thức: ε = Q 1 - Q 2 Q 1 %.

Hiệu suất của động cơ nhiệt bao giờ cũng nhỏ hơn 100% (n < 1).

Muốn nâng cao hiệu suất động cơ nhiệt phải nâng cao nhiệt độ T 1 của nguồn nóng và hạ thấp nhiệt độ T 2 của nguồn lạnh.

29 tháng 10 2019

- Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên gọi là chuyển động bằng phản lực.

- Động cơ của máy bay phản lực và của tên lửa đều hoạt động với cùng một nguyên tắc là chuyển động bằng phản lực. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là:

- Động cơ phản lực có mang theo chất ôxi hoá để đốt cháy nhiên liệu, do đó nó có thể chuyển động trong chân không giữa các thiên thể, trong khi đó máy bay phản lực chỉ sử dụng tuabin nén để hút, nén không khí nhờ đó có thể đốt cháy nhiên liệu và cũng chính vì vậy máy bay phản lực chỉ hoạt động được trong phạm vi không gian có không khí mà thôi.

- Để thay đổi hướng chuyển động, các tên lửa vũ trụ thường phải có một số động cơ phụ, điều này khác với máy bay phản lực.

2 tháng 10 2017

Giải

a. Phương trình chuyển động của hai xe
Xe ô tô: x1=30t
Xe mô tô: x2= 100 - 20t
b. Đồ thị toạ độ- thời gian, xác định
vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
+ Chọn hệ toạ độ như hình vẽ:
+ Đồ thị toạ độ:
Của ô tô: Đoạn thẳng OM
Của mô tô: Đoạn thẳng PM
+ Vị trí hai xe gặp nhau: Cách gốc tạo độ 60km, thời
điểm hai xe gặp nhau là lúc 2h

22 tháng 2 2016

-  Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

   -  Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng

       cao.

   -  Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

12 tháng 5 2018

* Chu kì T của vật chuyển động tròn đều là khoảng thời gian để vật đi được một vòng. Đơn vị chu kì là giây (s).

Công thức: T = 2 π r v . Trong đó r là bán kính đường tròn, v là tốc độ dài.

* Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong một giây.

Đơn vị tần số là Hee (Hz): 1 H z = 1   v ò n g / s

Liên hệ giữa chu kì và tần số: f = 1 T .

31 tháng 12 2019

Đáp án A.