Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.
- Khi chuyển động mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác thì cả hai phân tử tương tác làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi rất nhiều phân tử va chạm với thanh bình gây ra áp suất chất khí lên thành bình.
Các phân tử khí trong thành bình chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Khi va chạm với thành bình các phân tử khí bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình. Mỗi phân tử khí tác dụng lên thành bình một lực rất nhỏ, nhưng vô số phân tử khí cùng tác dụng lên thành bình sẽ gây ra một lực tác dụng đáng kể. Lực này tạo ra áp suất chất khí lên thành bình.
Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình càng lớn khi càng có nhiều phân tử cùng tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình. Số các phân tử khí tác dụng lên một đơn vị diện tích thành binh phụ thuộc vào số phân tử khí có trong một đơn vị thể tích, nghĩa là phụ thuộc vào mật độ phân tử khí. Với một lượng khí nhất định thì mật độ khí tỉ lệ nghịch với thế tích khí (n = N/V, trong đó n là mật độ phân tử, N là số phân tử khí có trong thể tích V). Do đó, áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình tỉ lệ nghịch với thể tích V.
(Chú ỷ : Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình còn phụ thuộc các yếu tố khác mà chúng ta chưa xét ở đây).
vì chất khí có tính chất là bành trướng nên nó luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa
Vật chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt là phân tử (hoặc nguyên tử). Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
- Ở thể khí trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phân tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa, không có hình dạng và thể tích xác định.
- Ở thể rắn và thể lỏng, mỗi phân tử luôn có những phân tử khác ở gần, ngoài ra các phân tử được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có thêm liên kết với các phân tử lân cận nên các phân tử chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng. Kết quả là chất rắn và chất lỏng có thể tích xác định. Ở thể rắn, các vị trí cân bằng của phân tử là cố định nên mỗi vật rắn có hình dạng xác định. Ở thể lỏng, vị trí cân bằng của các phân tử có thể dời chỗ sau khoảng thời gian trung bình vào cỡ 10 - 11 s nên chất lỏng không có hình dạng xác định mà có thể chảy và do đó chất lỏng cí hình dạng của phần bình chứa nó.
Đáp án: D
Các phân tử khí có cả 3 tính chất :
(I) chuyển động không ngừng.
(II) tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy.
(III) khi chuyển động va chạm với nhau.
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng
cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.