Bài thơ Qua đèo Ngang được viết trên đường bà Huyện Thanh Quan vào kinh đô Huế nhận chức, đó là lần đầu tiên bà xa quê. Dừng chân bên đèo Ngang đã khơi dậy trong lòng bà bao cảm xúc. Đứng trước không gian hoang vu, đìu hiu của núi rừng nơi đèo Ngang, thi nhân bộc lộc tâm sự của mình qua tứ thơ:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Âm thanh của con cuốc hay chính là tiếng lòng của tác giả. Câu thơ đã sử dụng điển tích xưa của Trung Quốc về vua Thục. Vì mất nước mà hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu lên những tiếng đau thương. Âm thanh da diết ấy vang lên trong chiều muộn càng làm cho tâm trạng nhà thơ thêm sầu lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Hai câu thơ đã bộc lộ rõ những xúc cảm của thi sĩ. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu nước thương nhà.
Hai câu thơ cuối khép lại những tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ:
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Giữa bao la đất trời, sự hùng vĩ của non cao và mênh mông của sông nước đã níu giữ bước chân người lữ thứ. Và giữa không gian ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơ và trống trải dần lấp đầy tâm hồn. Một mảnh tình riêng, một nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn chẳng thể sẻ chia cùng ai. Chỉ có “Một mảnh tình riêng ta với ta” – ta đối diện với chính mình giữa đất trời rộng lớn, mỗi chữ viết ra đều mang một nỗi niềm đơnc hiếc, đều cực tả nỗi buồn thầm lặng giữa nơi đất khách quê người.
Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Đó là tâm trạng hoài cổ nhớ thương nước, thương nhà da diết, một nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Em tham khảo:
Bài thơ Qua đèo Ngang được viết trên đường bà Huyện Thanh Quan vào kinh đô Huế nhận chức, đó là lần đầu tiên bà xa quê. Dừng chân bên đèo Ngang đã khơi dậy trong lòng bà bao cảm xúc. Đứng trước không gian hoang vu, đìu hiu của núi rừng nơi đèo Ngang, thi nhân bộc lộc tâm sự của mình qua tứ thơ:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Âm thanh của con cuốc hay chính là tiếng lòng của tác giả. Câu thơ đã sử dụng điển tích xưa của Trung Quốc về vua Thục. Vì mất nước mà hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu lên những tiếng đau thương. Âm thanh da diết ấy vang lên trong chiều muộn càng làm cho tâm trạng nhà thơ thêm sầu lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Hai câu thơ đã bộc lộ rõ những xúc cảm của thi sĩ. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu nước thương nhà.
Hai câu thơ cuối khép lại những tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ:
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Giữa bao la đất trời, sự hùng vĩ của non cao và mênh mông của sông nước đã níu giữ bước chân người lữ thứ. Và giữa không gian ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơ và trống trải dần lấp đầy tâm hồn. Một mảnh tình riêng, một nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn chẳng thể sẻ chia cùng ai. Chỉ có “Một mảnh tình riêng ta với ta” – ta đối diện với chính mình giữa đất trời rộng lớn, mỗi chữ viết ra đều mang một nỗi niềm đơnc hiếc, đều cực tả nỗi buồn thầm lặng giữa nơi đất khách quê người.
Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Đó là tâm trạng hoài cổ nhớ thương nước, thương nhà da diết, một nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả