K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

Tình trạng đất nước ở cuối thế kỉ XVIII

Gợi ý: – Hiện thực đen tối của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh được cảm nhận qua Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, đó là một thực trạng phồn vinh giả tạo. Cuộc sống trong phú chúa xa hoa, phồn thực tuyệt đình: “Cả trời Nam sang nhất là đây” (Lê Hữu Trác), lầu gác, rèm châu, hiên ngọc, hoa cung ngạt ngào, vườn ngự chim kêu vượn hót, núi non bộ, vào đây như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thơ mộng nhất trời Nam. Cuộc sống quyển uy, vương giả nhưng những thức giả đều nhận thấy đó là điều triệu bất tường, báo trước sự suy vong, sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ ham tranh quyển đoạt vị, ham ăn chơi sa đọa, không nghĩ chăm lo đời sống cho nhân dân. Thực tế nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổi dậy chống lại chiều đình

=> Một thời đại nhiễu nhương ắt đại loạn sẽ xảy ra. Các đoạn trích đã phơi bày một tình trạng đen tốỉ, thối nát, mục rỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh: xa hoa, quyền uy nhưng giả tạo đã đến thời mạt vận và điều được minh chứng ở Hồi thứ mười bốn, (trích Hoàng Lê nhất thống chí), của họ Ngô gia văn phái.

10 tháng 7 2018

– Hiện thực đen tối của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh được cảm nhận qua Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

+ Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác

+ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

=>Đó là một thực trạng phồn vinh giả tạo. Cuộc sống trong phú chúa xa hoa, phồn thực tuyệt đình: lầu gác, rèm châu, hiên ngọc, hoa cung ngạt ngào, vườn ngự chim kêu vượn hót, núi non bộ, vào đây như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thơ mộng nhất trời Nam. Cuộc sống quyển uy, vương giả nhưng những thức giả đều nhận thấy đó là điều triệu bất tường, báo trước sự suy vong, sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ ham tranh quyển đoạt vị, ham ăn chơi sa đọa, không nghĩ chăm lo đời sống cho nhân dân.

+Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổi dậy chống lại triều đình

5 tháng 1 2018

Đất nước vào thời vua Lê- chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh khốn cùng, hỗn độn

    Vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Phủ chúa đầy những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… những Người đứng đầu triều đình, không chăm lo việc triều chính, bỏ mặc dân chúng. Bọn quan lại ỷ vào điều đó hành động, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng. Nhân dân khắp chốn làm than, đói khổ.

4 tháng 2 2018

* Tóm tắt truyện Lão Hạc

    Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.

* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

    Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.

17 tháng 4 2018

Bộ mặt thống trị, của xã hội phong kiến:

- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc, cướp bóc dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang, bỏ mặc con dân đói khổ, lầm than (Hoàng Lê nhất thống chí)

- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)

13 tháng 9 2023

Lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí thực sự làm cho lòng em trở nên xúc động và sâu sắc. Câu chuyện về sự hy sinh của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống lại xâm lược Thanh đã được vua Quang Trung truyền tải một cách tuyệt vời và đầy cảm xúc.

"Chỉ có lòng yêu nước mới làm cho dân ta đoàn kết, chỉ có lòng yêu nước mới làm chúng ta đứng vững trước kẻ thù" - câu này thực sự làm em cảm thấy như một lời thề, một lời kêu gọi mạnh mẽ từ vua Quang Trung đến tất cả người dân Việt Nam. Câu này sử dụng phép nối để liên kết hai ý tưởng "lòng yêu nước" và "đoàn kết", tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và sự đoàn kết của dân tộc.

Lời phủ dụ này còn sử dụng cấu trúc câu có thành phần cảm thán, như "Chỉ có lòng yêu nước mới..." để thể hiện sự mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc của vua Quang Trung đối với đất nước và nhân dân. Câu này không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là một lời khẳng định về tình yêu và niềm tự hào dành cho dân tộc.

Từng câu trong lời phủ dụ của vua Quang Trung đều mang ý nghĩa sâu sắc và gợi mở cho sự tự hào, tình yêu quê hương. Đây là một phần quan trọng trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, giúp người đọc hiểu thêm về tinh thần và ý chí của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước.

12 tháng 9 2023

Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

12 tháng 9 2023

lạc đề rồi cậu ơi. Bài này hôm trc tớ vừa làm xong..? 

15 tháng 9 2023

ồ ,em mới lớp 8 mà đã học rồi ạ!Em chỉ nêu ý cần viết thôi ạ!Cj có thể thêm "Ôi, quả một vị vua vĩ đại;một vị chủ tướng tài ba,tâm lí,biết yên ủi,động viên và khích lệ quân lính để thắp cháy nên ngọn lửa yêu nước,thù giặc đầy nhiệt huyết của họ"cho thành phần cảm thản.

   Lời phủ dụ của vua Quang Trung

-Khẳng định chủ quyền dân tộc

-Lên án,chỉ trích hành động xâm lược phi nghĩa của giặc;trái với đạo trời

-Tự hào về những công lao,chiến công,chiến tích chống giặc ngoại xâm của các thế hệ đi trước

-Tin tưởng vào cuộc hành binh của đạo quân và kêu gọi binh sõ tham gia

-Ra kỉ luật với các chiến sĩ

           ---------------------------HẾT-------------------------------