ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Năm học 2021 – 2022
Câu 1: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?
A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật
B. Cày đất
C. Bón phân hạ phèn
D. Bón phân hữu cơ
Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 3: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:
A. Vai trò của trồng trọt
B. Nhiệm vụ của trồng trọt
C. Chức năng của trồng trọt
D. Ý nghĩa của trồng trọt
Câu 4: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?
A. Tăng sản lượng nông sản
B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng
C. Tăng chất lượng nông sản
D. Tăng diện tích đất trồng
Câu 5: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
D. Cung cấp nông sản cho sản xuất
Câu 7: Đất trồng là môi trường gì?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy
B. Giúp cây đứng vững
C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước
D. Câu B và C
Câu 8: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất.
A. Tơi xốp
B. Cứng, rắn
C. Ẩm ướt
D. Bạc màu
Câu 9: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:
A. Hai thành phần
B. Ba thành phần
C. Năm thành phần
D. Nhiều thành phần
Câu 10: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:
A. Cung cấp nước, dinh dưỡng
B. Giữ cây đứng vững
C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững
D. Cung cấp nguồn lương thực
Câu 11: Thành phần đất trồng gồm:
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng
D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ
Câu 12: Đặc điểm của phần khí là:
A. là không khí có ở trong khe hở của đất
B. gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
C. có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng
D. chiếm 92 – 98%
Câu 13: Phần rắn gồm thành phần nào?
A. Chất vô cơ
B. Chất hữu cơ
C. Cả A và B
D. A hoặc B
Câu 14: Đất nào là đất trung tính:
A. pH < 6,5
B. pH > 6,5
C. pH > 7,5
D. pH = 6,6 – 7,5
Câu 15: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?
A. pH < 6, 5
B. pH = 6, 6 - 7, 5
C. pH > 7, 5
D. pH = 7, 5
Câu 16: Đất nào giữ nước tốt?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt nặng
D. Đất thịt
Câu 17: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ và vô cơ
B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
C. Thành phần vô cơ
D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất
Câu 18: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất thịt nặng
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất cát pha
Câu 19: Có mấy loại đất chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm
C. Diện tích đất trồng có hạn
D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa
Câu 21: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?
A. Đất đồi dốc
B. Đất chua
C. Đất phèn
D. Đất mặn
Câu 22: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?
A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý
B. Bón phân hợp lý
C. Bón vôi
D. Chú trọng công tác thủy lợi
Câu 23: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?
A. Bón vôi
B. Làm ruộng bậc thang
C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ
Câu 24: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm
Câu 25: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý?
A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích
B. Bỏ đất hoang, cách vụ
C. Sử dụng đất không cải tạo
D. Chọn cây trồng phù hợp với đất
Câu 26: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?
A. Đất phèn
B. Đất chua
C. Đất đồi dốc
D. Đất xám bạc màu
Câu 27: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?
A. Thâm canh tăng vụ
B. Không bỏ đất hoang
C. Chọn cây trồng phù hợp với đất
D. Làm ruộng bậc thang
Câu 28: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 29: Các loại phân sau đây, loại nào là phân hóa học?
A. Phân bắc
B. Phân vi lượng
C. Phân chuồng
D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm
Câu 30: Phân bón có tác dụng gì?
A. Tăng năng suất
B. Tăng chất lượng, tăng năng suất, tăng độ phì nhiêu cho đất
C. Tăng chất lượng, tăng các vụ gieo trồng trong năm
D. Đáp án khác
Câu 31: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?
A. Diệt trừ cỏ dại
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tăng chất lượng nông sản
D. Tăng độ phì nhiêu của đất
Câu 32: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:
A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng
B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali
C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Câu 33: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Bón phân làm cho đất thoáng khí
B. Bón phân nhiều năng suất cao
C. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt
D. Bón phân hợp lí, cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt
Câu 34: Phân bón là gì?
A. Phân bón là "thức ăn" do con người cung cấp cho cây trồng
B. Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng
C. Phân bón là "phân bón" do con người cung cấp cho cây trồng
D. Phân bón là "phân bón" do con người bổ sung cho cây trồng
Câu 35: Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?
A. Than bùn
B. Than đá
C. Phân chuồng
D. Phân xanh
Câu 36: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí?
A. Mưa lũ
B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ
C. Mưa rào
D. Nắng nóng
Câu 37: Bảo quản đạm Urê bằng cách nào?
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 38: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:
A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm
B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng
D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh
Câu 39: Bón thúc là cách bón như thế nào?
A. Bón 1 lần
B. Bón nhiều lần
C. Bón trước khi gieo trồng
D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây
Câu 40: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?
A. Bón theo hốc
B. Bón theo hàng
C. Bón vãi
D. Phun lên lá
Đáp án câu hỏi ôn tập Công nghệ 7 giữa kì 1
Câu hỏi | Đáp án | Câu hỏi | Đáp án | Câu hỏi | Đáp án |
1 | A | 15 | C | 29 | B |
2 | A | 16 | B | 30 | B |
3 | A | 17 | D | 31 | A |
4 | D | 18 | A | 32 | D |
5 | A | 19 | B | 33 | D |
6 | C | 20 | C | 34 | B |
7 | D | 21 | B | 35 | B |
8 | A | 22 | A | 36 | B |
9 | B | 23 | D | 37 | D |
10 | C | 24 | D | 38 | C |
11 | C | 25 | D | 39 | D |
12 | A | 26 | A | 40 | B |
13 | C | 27 | D | |
14 | D | 28 | B | |
........................
Để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương để nắm được những nội dung chính quan trọng, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để có thể làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như nắm được cấu trúc thường có trong đề thi. Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 7, VnDoc giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, được sưu tầm từ các trường THCS trên cả nước, sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.
Ngoài Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 năm học 2021 - 2022, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 tại đây: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
TK
+) Biện pháp thủ công là dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ các cành, lá bị bệnh. Hay dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.
Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, và tốn công.
+) Biện pháp hóa học là dùng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.
Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.
Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi,...
Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
+) Khi thực hiện biện pháp hóa học cần thực hiện những yêu cầu sau:
. Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng
. Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...)
. Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ,...).