K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

Có những trào lưu văm học lớn sau:

- Văn học thời Phục Hưng

- Chủ nghĩa cổ điển

- Chủ nghĩa lãng mạn

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán

- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa siêu thực

Đáp án cần chọn là: C

26 tháng 7 2017

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm, gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành dòng sông rộng lớn trong đời sống văn học.

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp tác giả, tác phẩm gần gũi về cảm hứng, tư tưởng tạo thành luồng trong đời sống văn học một thời đại

- Một số trào lưu văn học lịch sử thế giới:

    + Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại hệ tư tưởng cổ hủ, khắc nghiệt thời Trung Cổ

VD: Đôn-ki-hô-tê (Xéc-van-tec) ; Ro-me-o & Giu-li-et(Sếch-xpia)

    + Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ

Ví dụ: Hóa thân Kafka, Lão hà tiện của Mô-li-e

    + Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, đề tài cũng như cách xây dựng hình tượng nghệ thuật đều do tác gải tưởng tượng nhằm đề cao tự do, hạnh phúc, mộng tưởng.

VD: Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-x tôi), Tội ác và trừng phạt ( Đôn-tôi-ep-xki)

- Văn học Việt Nam cũng có những trào lưu: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán ( 1930 – 1945), trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Tám 1945)

    + Chủ nghĩa siêu thực

    + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

    + Chủ nghĩa hiện sinh

22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

23 tháng 3 2019

Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp của các tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại.

Đáp án cần chọn: A

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)
                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~
A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén
“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.” (Hoài Thanh)


Một nhà văn đúng nghĩa phải là người sẵn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để bắt trọn những chuyến biến tế vi nhất của cuộc đời và phải có tài “đào sâu", lục tìm sâu những bản chất thật của con người dưới lớp màn hiện thực. Trực giác sắc bén và tâm hồn nhạy cảm giúp người nghệ sĩ có cách sống “chiều sâu" hơn người thường, có những trải nghiệm mà không ai có được. Cái sắc bén ấy thể hiện qua từng ánh nhìn, từng cử chỉ, nét mặt, … và cả lời nói, giúp nhà văn thu nhặt được những hình ảnh rõ nét nhất dù chỉ là thoáng qua hay những lát cắt tế vi nhất về đời và người.
     2. Một trái tim giàu xúc cảm
“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.” (Nguyễn Đình Thi)


Cái cốt của cảm xúc trong văn học là xúc cảm chân thành từ nhà văn, ngay cả đến nhà văn bình thường nhất. Muốn làm một nhà văn, ắt anh phải mang trong mình những tình cảm tha thiết nhất, yêu thương sâu đậm nhất với mọi điều trong đời. Những tình cảm chớm nở sẽ thôi thúc tâm trí anh cầm bút sáng tạo. Tâm hồn người nghệ sĩ rung động trước cuộc đời và sự rung động ấy sẽ khơi nguồn nên những dòng cảm xúc trong họ. Nhờ có nguồn cảm hứng ấy mà tác phẩm anh mới trở nên ấm nồng như suối nguồn thi cảm mà dạt dào, xao xuyến.
     3. Khả năng suy tưởng phong phú
“Theo quy luật điển hình hoá của văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương. Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.” (Hà Thị Hoài Phương)


Trí tưởng tượng giúp nhà văn mở ra một thế giới mới dựa trên hiện thực cuộc sống, từ đó mà nhào nắn, mài dũa nó theo góc nhìn của chính mình. Thế giới của nhà văn phải thực hơn hiện thực, phải truyền tải được những thông điệp tốt đẹp, phơi bày cái đẹp tinh tuý của cuộc đời từng bị ẩn giấu. Sự liên tưởng như con nhện giăng tơ, kết nối mọi sự vật, hiện tượng, sự việc lại với nhau, tạo nên tiền đề cho sự hình thành chỉnh thể nghệ thuật.
     4. Sự từng trải
“Sống đã, rồi hãy viết.” (Nam Cao)


Muốn sinh ra một tác phẩm phơi bày được các mặt tối của hiện thực đời sống, buộc anh phải chứng kiến được, cảm nhận được, trải qua được những “đau khổ" ấy. Mỗi nghịch cảnh trong cuộc sống đều sinh ra những tác giả với một chất văn riêng: người giàu sang thì sinh ra thoải mái, vô tư; người cùng bần hoạn nạn thì sinh ra uất ức, không cam chịu; … Từ đó, ta thấy hiện thực đời sống hằng ngày như chất xúc tác quan trọng làm nên một nhà văn có tầm vóc tư tưởng lớn.
     5. Sự điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Nam Cao)


Cái tài của nhà văn là phải biết sử dụng ngôn từ. Không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, thì dù cho có ý tưởng sáng tạo đến mấy, trí tưởng tượng phong phú đến đâu thì cũng chỉ là lý thuyết suông trên nền giấy trắng. Biết cách biến hoá ngôn từ thì văn anh mới hay, mới thấm, mới sâu, mới bộc tả được hết hiện thực cuộc sống và truyền tải được những thông điệp mà anh gửi vào từng con chữ. Đây chính là công cụ đắc lực tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm.
B. SỨ MỆNH CỦA NHÀ VĂN
     1. Dẫn lối đến cái đẹp: nhà văn phải là người kết nối được tâm hồn của độc giả đến với cái đẹp trong “thế giới" của mình. Phải cho độc giả thấy được những nét đẹp lạ ở những chi tiết không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo mà e thẹn dưới lớp màn hiện thực, cái đẹp của bản chất con người bị vùi dập dưới một xã hội đen tối.
     2. Xây đắp nên thế giới tâm hồn con người: văn chương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, vì thế mà tác giả có nhiệm vụ phải đem hết tâm can, máu thịt của mình để viết, viết cho cái đẹp cuộc đời. Nhà văn phải là người thấu hiểu hồng trần, biết cách xoa dịu những nỗi đau người đọc từ những câu từ của mình, giúp tâm trí người đọc trở nên tốt đẹp hơn, thức tỉnh trong ta ý chí hướng thiện, đưa ta trở về bến bờ chân - thiện - mỹ.
     3. Là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng: nhà văn là người đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của hồn người. Ngòi bút của nhà văn là “súng", họ cầm lên để lên án những thứ xấu xa, bỉ ổi của đời sống để bảo vệ những người thấp yếu, bảo vệ cho những điều tốt đẹp, cho một cuộc sống tươi sáng hơn. Một nhà văn chân chính phải là người có dũng khí để vạch trần những mặt tối đang ngày một bào mòn hạnh phúc và tự do của nhân sinh. 

4
6 tháng 4 2023

Cái lưng của toi chưa bao giờ thực sự là ổn =))

Đừng ai thắc mắc sao hong có phần "Một số câu lý luận văn học hay" nha, tại mỗi ý của phần A là tui có gắn một câu rồi đó ~~

6 tháng 4 2023

văn học cũng chỉn chu đấy :))

 

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
29 tháng 8 2019

-1890: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.

   - 1911: Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 

   - 1930: Ngày 3/2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thanh lập

   - 1941: Ngày 8/2  Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đặt căn cứ tại  Pác Pó. Lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

   - 1942: Ngày 13-8-1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc dời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh

   - 1945: 19/8 CMT8 giành thắng lợi, 2/9 Chủ tịch HCM đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

26 tháng 1 2018

Cấp độ tiếp nhận văn học:

- Cảm thụ tập trung vào nội dung cụ thể, toàn bộ câu chuyện tác giả muốn nói gì

- Cảm thụ qua nội dung trực tiếp, thấy được nội dung tư tưởng tác phẩm ‘

- Cảm thụ chú ý tới nội dung, hình thức nghệ thuật, thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đòi hỏi người đọc phải có năng lực cảm thụ