K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2019

Chọn C

7 tháng 9 2018

Đáp án C

1 tháng 3 2022

D

20 tháng 12 2019

Chọn A

a nhưng đây là history lớp 4 mà

28 tháng 8 2019

Đáp án B

19 tháng 2 2022

1. Trận đánh địch tại trường Con Gái đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương).

a) Thời gian: Đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946

b) Diễn biến:

Tại Trường Con gái, ngay từ những phút đầu tiên, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt.

Hỏa lực của ta không chế áp được các hỏa điểm địch, hỏa điểm địch bắn rát, các mũi xung phong của ta bị khựng lại không tiến công lên được.

Đêm 20/12/1946, vẫn đội hình như cũ, ta tiếp tục tiến công. Mũi đc Đặng Quốc Chinh đã bám sát ụ súng số 01. Địch bắn trả quyết liệt.

Ngày 21/12/1946, Ban chỉ huy mặt trận triệu tập một cuộc họp đến tất cả các mũi tiến công, các lực lượng tham chiến, kể cả chủ lực và địa phương để nhận định tình hình, rút kinh nghiệm chiến đấu, quyết định thay đổi chiến thuật, tạm thời tránh chỗ mạnh, dồn lực lượng đánh vị trí Trường Con gái, tăng cường một khẩu 37 mm đặt ở sân chùa Đông Thuần để bắn sang.

Đến 21 giờ đêm 21/12/1946 tiếng súng tiến công của quân dân thành phố Hải Dương lại nổ giòn. Quân ta chiến đấu gan dạ, mưu trí, giành giật với địch từng căn phòng, từng ngách đường. Khoảng  một giờ sau ta tiêu diệt và bắt gọn một trung đội lính Pháp. Khi giải tù binh về Ủy ban Bảo vệ tỉnh, chúng ngoan cố chống lại bị anh em tự vệ bắn chết 06 tên, còn lại bàn giao cho trên được 09 tên.

c) Kết quả

- Về địch: Bị diệt 19 tên, bắt sống 09 tên và thu toàn bộ vũ khí, trang bị

- Về ta: Hy sinh 02 đồng chí (Đc Đặng Quốc Chính và 01 đc thuộc đại đội Vệ quốc đoàn).

d) Ý nghĩa

- Trận đánh thắng bọn xâm lược Pháp tại vị trí trường Con Gái là chiến công đặc biệt, gợi mở cho quân ta nhiều cách đánh sau này.

- Quân ta đã giành quyền chủ động và phá tung thế trận của quân Pháp định đánh úp ta, đẩy chúng vào tình trạng bị động đối phó.

2. Trận đánh ca nô địch trên sông Gùa tại thôn Bá Nha, xã Hợp Đức, huyện Thanh Hà

a) Thời gian: Ngày 25 tháng 3 năm 1948

b) Diễn biến:

Đúng 13 giờ chiều ngày 25/3/1948, hai chiếc ca nô quân sự của địch chạy từ Hải Phòng lên Hải Dương. Khoảng một giờ sau, tổ trinh sát tại cây quéo thôn Bá Hoàng phát hiện 2 ca nô địch từ đò Lạng chạy xuống. Ca nô đi trước của địch đã vượt qua ống ngắm, khi ca nô di sau của địch vừa lọt vào tầm bắn thì đc Phạm Kim Bạo đã bình tĩnh bóp cò, một tiếng nổ vang cả mặt sông, chiếc ca nô địch khựng lại, bốc cháy, khói bay mù mịt và lao đầu sang bờ sông phía Lại Xá. Gần 60 tên địch và các phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô bị cháy, chìm trong nước. Ca nô còn lại của địch vội vã thoát thân chạy về hướng Hải Phòng.

c) Kết quả

Ta bắn cháy, chìm 01 ca nô, phá hủy nhiều phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô và tiêu diệt gần 60 tên địch.

d) Ý nghĩa

Chiến thắng bắn cháy và chìm ca nô địch trên sông Gùa đã làm nức lòng quân dân Thanh Hà. Chiến thắng đã mang lại sự vui mừng phấn khởi và niềm tin tưởng, lạc quan về loại vũ khí mới của ta. Câu ca "Bốn anh du kích Thanh Hà, bắn ca nô đắm chan hòa máu tây" được truyền tụng rộng rãi và cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giết giặc lập công trong toàn huyện.

3. Trận đánh mìn phá hủy đoàn tàu hỏa chở lính Pháp của du kích xã Bình Định (Cẩm Giàng).

a) Thời gian: Ngày 05 tháng 10 năm 1948

b) Diễn biến

Sau 3 ngày đêm đặt "Mìn giả" vào vị trí định sẵn mà kẻ định không phát hiện được, nên đêm ngày 03/10/1948, cấp trên cho lệnh đặt mìn thật vào trận địa.

Sáng ngày 04/10, đội quân tuần tra dò mìn của địch đã không phát hiện được gì ở khu vực Chùa Dê. Trận địa mìn của ta vẫn còn nguyên vẹn. Đến 14 giờ có tiếp một đoàn tàu từ thị xã Hải Dương đang chạy về hướng trận địa.

Ngay đêm đó, Chi ủy và Ban chỉ huy xã đội đã quyết định khắc phục tình huống xảy ra bằng cách thay dây dật mìn bằng dây thép tốt hơn.

Căng thẳng trong chờ đợi suốt gần 4 giờ mà vẫn không có đoàn tàu nào chạy qua. Đến 14 giờ kém 10 phút, từ thị xã Hải Dương, một đoàn tàu kéo theo 12 toa chạy về phía Hà Nội. Trên tàu nhốn nháo bọn lính Âu Phi. Đoàn tàu đang từ từ lao vào trận địa. Khi nửa trên đoàn tàu vào vị trí đặt mìn, thì một tiếng nổ rung động cả một vùng, quả mìn 50 kg đã phá hủy đầu máy và lật đổ 6 toa, các toa còn lại đều bị trật bánh nghiêng ngả, dồn ép vào nhau. Bọn lính trên tàu kêu la, những tên sống sót sau khi hoàn hồn cầm súng lao xuống về đường và bắn xối xả ra các hướng.

Do vũ khí cất giấu ở hầm lâu ngày, nên khi bắn thì đạn không nổ, ném lựu đạn thì lựu đạn câm. Anh em đành phải bí mật rút lui. Giữa lúc đó ở phía bên kia đường tàu, hai đồng chí In và Yểng đã nhanh chóng rời vị trí, men theo bờ mương lẩn vào cánh đồng lúc đang độ chín. Bọn lính ở các chốt gần đó như bốt Cầu Ghẽ, Cẩm Giàng, Ngặt Kéo đến chi viện và truy tìm người giật mìn. Phát hiện được gốc dây mìn, đoán chắc là quân ta còn ẩn nấp ở đâu đây, bọn chúng liền phối hợp rải quân vây chặt cánh đồng phía nam gần khu vực Chùa Dê. Sau một hồi càn quét, bọn địch phát hiện thấy và bắn chết hai duy kích của ta. Đồng chí Nguyễn Văn In và Vũ Tiến Yểng chiến đấu dũng cảm và huy sinh oanh liệt sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ đoàn tàu quân sự địch.

c) Kết quả

Về địch: Bị tiêu diệt và bị thương 250 tên viễn chinh xâm lược; phá hủy 01 đầu máy, đổ và hư hại nặng 6 toa, 5 toa khác bị hư hại nhẹ; phá 140 mét đường sắt, làm đoạn đường này bị ách tắc suốt 3 ngày đêm.

Về ta: hy sinh 02 đồng chí

d) Ý nghĩa

Đây là trận đánh mìn thắng lợi giòn giã nhất trên địa bàn  Hải Dương tính từ đầu cuộc kháng chiến đến tháng 5/1948. Trận đánh biểu thị tinh thần quyết tâm rất lớn của đơn vị du kích xã đặc biệt của hai đồng chí trực tiếp đánh mìn. Trận đánh thể hiện tính kiên trì bám và đánh trúng đoàn tàu quân sự địch trong khắc phục sự cố, tập trung dân chủ bàn biện pháp có hiệu quả nhất. Trận đánh đã gây tiếng vang lớn trong cả tỉnh, chiến khu và trong cả nước, khích lệ tinh thần dám đánh giặc và thắng giặc, tạo đà cho phong trào đánh địch trên đường sắt, đường 5 ngày càng mạnh mẽ hơn.

------ tham khảo -----

 

Câu 21. Ngày 4/7/1776 là sự kiện gì ở Bắc Mĩ? A. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. B. Đại hội lục địa lần 2 thành công. C. Các thuộc địa lần lượt được tuyên bố độc lập. D. Ban hành hiến pháp. Câu 22. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Chiến thắng ở Bô-xtơn. B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga. C....
Đọc tiếp

Câu 21. Ngày 4/7/1776 là sự kiện gì ở Bắc Mĩ?

A. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

B. Đại hội lục địa lần 2 thành công.

C. Các thuộc địa lần lượt được tuyên bố độc lập.

D. Ban hành hiến pháp.

Câu 22. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Chiến thắng ở Bô-xtơn.

B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.

C. Chiến thắng I-oóc-tao.

D. Chiến thắng Oa-tơ-lô.

Câu 23. Trận đánh quyết định năm 1781 làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng là

A. Trận đánh ở Bô-xtơn.

B. Trận đánh ở I-oóc-tao.

C. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga.

D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn.

Câu 24. Nguyên nhân chính giúp quân đội Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?

A. Sự chỉ huy tài tình của G. Oa-sinh-tơn, sự ủng hộ của nhân dân.

B. Lực lượng nghĩa quân được củng cố.

C. Chiến tranh du kích phát triển.

D. Quân đội Anh yếu thế.

Câu 25. Cuối thế kỉ XVIII, nền kinh tế chính ở Pháp là

A. Thương nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 26. Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển

A. Công cụ lao động thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Công cụ lao động thô sơ, năng suất thu hoạch thấp, tô thuế nặng nề.

Câu 27. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Tư bản chủ nghĩa.

Câu 28.Trước cách mạng, đẳng cấp nào ở Pháp được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?

A. Đẳng cấp tăng lữ.

B. Quý tộc mới.

C. Đẳng cấp thứ ba.

D. Tăng lữ và quý tộc.

Câu 29. Đẳng cấp thứ ba của xã hội Pháp gồm các giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

B. Tư sản, quý tộc phong kiến.

C. Tư sản, bình dân thành thị.

D. Công nhân, nông dân.

Câu 30. Triết học Ánh sáng là hệ tư tưởng của giai cấp nào?

A. Tư sản.

B. Tăng lữ.

C. Vô sản.

D. Quí tộc.

0
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh...
Đọc tiếp

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…

Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.

Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)

Đoạn đối thoại trên của ai với ai?

A. Vua Trần và các quan lại.

B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

C. Trần Hưng Đạo và cha.

D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.

1
2 tháng 10 2017

Đáp án C

6 tháng 3 2017

Chọn B