Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trải nghiệm là hành trang quan trọng của mỗi người trong cuộc sống. Nhờ có những trải nghiệm mà chúng ta đã có thêm những bài học quý giá.
Tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm khi còn bé. Tôi đã được bố dạy đi xe đạp. Đó là vào dịp nghỉ hè năm tôi mười tuổi. Bố đã quyết định sẽ dạy tôi cách đi xe đạp. Lúc đó, tôi cảm thấy rất háo hức, nhưng cũng khá lo lắng. Sáng chủ nhật, bố đưa tôi ra một con đường vắng xe cộ qua lại ở trong làng để tập luyện. Đầu tiên, bố hướng dẫn tôi cách giữ thăng bằng. Đó quả là một điều không hề đơn giản. Nhưng nếu bạn giữ được chiếc xe thăng bằng rồi thì việc đi xe sau đó sẽ dễ dàng hơn. Bố đã ngồi ở yên sau để có thể chống chân cho xe khỏi đổ.
Hai bố con tôi miệt mài tập luyện đến gần trưa. Tôi phải loay hoay rất nhiều lần mà vẫn chưa thành công. Chiếc xe lúc thì nghiêng bên trái, lúc lại nghiêng sang phải. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán nản. Sau giờ nghỉ trưa, bố con tôi lại tiếp tục tập luyện. Ngày đầu tiên tập đi xe đạp với tôi thật dài. Trên đường về nhà, bố kể cho tôi nghe về quá trình tập luyện xe đạp của mình. Bố đã không có ông nội ở bên hướng dẫn, mà phải tự mình học, với sự giúp đỡ của một người bạn. Nghe xong, tôi cảm thấy có động lực hơn rất nhiều. Tôi nói với bố ngày mai sẽ cố gắng hơn nữa.
Nhiều ngày qua đi, tôi bắt đầu đi được những quãng đường nhỏ. Trong quá trình tập, tôi đã bị ngã xe một lần. Đầu gối bị thương khiến tôi cảm thấy khá đau. Nhưng sau đó, tôi vẫn tiếp tục tập luyện. Tôi đã đi được một quãng đường xa mà không cần có bố ngồi đằng sau. Cảm xúc khi đó của tôi là vô cùng sung sướng, hạnh phúc. Ngay sau đó, trong dịp sinh nhật, bố mẹ đã tặng tôi một chiếc xe đạp rất đẹp.
Trải nghiệm này đã giúp tôi rèn luyện cho mình tính kiên trì. Tôi nhận ra rằng không có gì là không thể khi bạn đủ quyết tâm.
Tham khảo :
Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.
Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.
Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:
- Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?
Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:
- Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.
Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:
- Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!
- Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!
Cô giáo liền nói:
- Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?
Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:
- Vâng ạ.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.
tham khảo:
Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.
Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.
Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:- Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?
Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:
- Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.
Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:
- Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!
- Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!
Cô giáo liền nói:
- Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?
Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:
- Vâng ạ.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.
1. Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm…
2. Thân bài
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc đó.
- Diễn biến của sự việc.
- Suy nghĩ, cảm nhận về sự việc.
3. Kết bài
Cảm nhận của em về kỉ niệm.
Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Em cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với em đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà em nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.
Hồi đó, em là một cậu bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến em khó mà ngồi yên một chỗ để viết từng câu văn thật nắn nót, truyền cảm được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với em thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Lan - giáo viên chủ nhiệm của em hồi ấy cũng đưa em vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tập trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của em cứ trôi qua nặng nề như thế.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, em mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ bán hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến em nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc em đối diện với nó. Như thường lệ, em mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán chường và mệt mỏi. Mẹ em thấy thế liền bảo rằng:
- Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.
Nghe lời mẹ, em bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, em thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Em viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Em tả những hàng hoa, hàng bánh mứt của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Em tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ rồi ngơ ngác trước khung cảnh lung linh. Em còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng em vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.
Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của em, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Em nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày, rồi nheo mắt cũng khiến em hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến em vô cùng thất vọng, mà nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:
- Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Trung, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô đã cho bạn Trung một điểm mười. Cả lớp hãy mượn vở và xem bài của Trung để tham khảo nhé.
Nói rồi, cô gọi em lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, em tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng và yêu thương nhìn em nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng em. Đó là lần đầu tiên em được điểm mười và được cô khen trong môn làm văn. Niềm hạnh phúc, tự hào ấy không gì có thể diễn tả được. Suốt buổi học hôm ấy, cả người em cứ lâng lâng vì sung sướng, còn hơn cả vì kì nghỉ Tết sắp đến gần.
Từ hôm đó, em thêm yêu và đam mê việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, em sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của em ngày càng tốt hơn.
Giờ đây, việc viết văn đối với em đã trở thành một môn học hấp dẫn và thú vị. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm mười hào phóng của cô giáo ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho em sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, em vẫn luôn nhớ mãi đến về sau.
4.
Tham Khảo:
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
Gợi ý : + mk quét lớp
+ nhặt tiền
+ đưa thầy hiệu trưởng
+ KB : Đó là một kỉ niệm một việc làm tốt mà em không thể nào quên
Em tham khảo:
Gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Có đôi khi, con người sẽ phạm phải những lỗi lầm khiến cho cha mẹ phiền lòng. Nhưng chúng ta vẫn luôn nhận được sự bao dung, yêu thương từ những người thân yêu nhất. Tôi sinh ra trong một gia đình thiếu vắng tình yêu thương. Bố mẹ chia tay từ khi tôi còn rất nhỏ. Mọi công việc trong nhà đều do mẹ gánh vác. Mẹ vừa là bố vừa là mẹ. Tôi lại là một đứa trẻ nghịch ngợm nên thường khiến cho mẹ phiền lòng. Chiều thứ sáu hàng tuần, tôi sẽ có tiết học thêm Toán ở trường. Nhưng hôm đó, tôi đã trốn học để đến nhà Lan chơi. Lan vừa được mẹ mua cho một chiếc máy tính mới. Cả hai say sưa chơi máy tình quên cả giờ giấc. Trên đường về nhà, tôi gặp Hùng - bạn cùng lớp. Cậu nói rằng hôm nay cô giáo điểm danh, phát hiện ra tôi và Lan trốn học. Cô đã gọi điện thông báo bố mẹ của cả hai. Tôi nghe vậy mà trong lòng lo lắng, cố gắng đạp xe thật nhanh về nhà. Khi về đến nhà, tôi cất tiếng gọi nhưng không nghe thấy mẹ trả lời. Khi vào trong bếp, tôi thấy một mâm cơm trên bàn, đã được đậy cẩn thận. Sau khi tắm giặt, ăn cơm xong vẫn không thấy mẹ ra ngoài. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Tôi lo lắng chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Chợt nhớ ra chiều nay trời đổ cơn mưa rất to. Có lẽ khi về nhà mẹ đã bị ngấm nước mưa. Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ ôm tôi và lòng: “Không sao đâu con! Mẹ mong rằng con nhận ra được lỗi lầm của mình và lần sau không mắc phải nữa”. Thật may, sáng hôm sau mẹ đã khỏe mạnh và có thể đi làm bình thường. Kỉ niệm lần này đã giúp tôi nhận ra được tình yêu thương, sự bao dung của mẹ. Tôi tự nhủ với bản thân cần cố gắng học tập, ngoan ngoãn.Cuộc sống có nhiều cung bậc cảm xúc, có vui cũng có buồn. Và mỗi trải nghiệm mà con người cũng vậy. Và tôi nhớ mãi về một trải nghiệm vui vẻ của mình.
Quê hương của tôi là một thành phố ven biển. Gia đình tôi đã chuyển ra Hà Nội sống từ khi tôi còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai tôi được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, tôi háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình tôi ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.
Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Lúc này, tôi đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển, tôi có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một.
Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Nước biển mát lạnh khiến tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Sau chuyến đi này, tôi mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tôi tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Tham khảo :
1. Mở bài
Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện
Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?
Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ
b. Diễn biến câu chuyện
Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.
Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.
c. Kết quả
Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?
3. Kết bài
Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Mở đoạn:
Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện buồn đó của mình
Ví dụ: dẫn từ thời gian, địa điểm xảy ra chuyện đó,..v..
Thân đoạn:
Kể lại câu chuyện buồn đó chẳng hạn như:
- Việc một người quen của mình mất:
+ Tả lại khung cảnh lúc đó, cảm xúc mọi người lúc đó: ai cũng trông có vẻ buồn, giọt nước mắt cứ lăn dài trên má bởi việc này đến quá bất ngờ, quá nhanh.
+ Suy nghĩ, cảm xúc bản thân: buồn, tâm trạng trầm xuống, những lời nói bây giờ không thể nhảy ra ngoài miệng nữa mà ứ nghẹn lại trong tim và thay vào đó, là những giọt nước mắt thương tiếc cho sự ra đi của người em yêu quý.
- Việc không may xảy ra với mình, chẳng hạn như bị điểm kém:
+ Tả lại lúc địa điểm lúc đó là trong lớp học, cảm xúc khi nhìn thấy số điểm trong bài kiểm tra của mình: lo lắng vì không biết đối mặt với bố mẹ như thế nào và nỗi hối hận cho việc lười biếng ham chơi của bản thân.
+ Kể ra lúc mình về nhà: tâm trạng, cảm xúc mình hôm nay không vui vẻ như mọi hôm và thay vào đó là cảm giác buồn bã . Đến khi cha mẹ hỏi han bài kiểm tra, mình thành thật xin lỗi và hứa hẹn => Được mẹ tha thứ. (cảm xúc lúc này: hạnh phúc vì mẹ đã tin tưởng mình và tự hứa với lòng sẽ không làm mẹ thất vọng.
- Việc gặp một mảnh đời bất hạnh:
+ Kể lại trường hợp mình gặp, vd như trong một lần đi chơi thì mình vô tình gặp một bà cụ ăn xin tay nhăn nheo chìa ra, đầy chiếc nón lá đã quá rách, dáng người gầy gò tô thêm cái lưng còng.
+ Kể lại cảm xúc của bản thân lúc đó: cảm thấy thương xót bà và hành động: giúp đỡ bà một ít tiền,..v..
+ Suy nghĩ của bản thân: cảm thấy tội cho bà, thương hoàn cảnh của bà và từ đó còn nhờ đến mọi người góp chút ít giúp đỡ bà,v..v
Kết đoạn: Khẳng định và tổng kết lại câu chuyện.