Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mạng - wifi tốt, thiết bị chất lượng tốt, ứng dụng gửi và nhận thư điện tử tốt...
Để gửi và nhận thư điện tử Email cần phải có các điều kiện
+ Có tài khoản Email hợp lệ
+ Có mạng internet và có dụng cụ để kết nối với mạng (vd máy tính,điện thoại ...)
+ Khi gửi thư để nhận được hoặc gửi được thì thư cần có nội dung nhất định
+Nếu có tệp dính kèm phải nén lại,dưới giới hạn 5MB
+ Phải có tiêu đề,nội dung,người gửi...
+ Để nhận thư cần xem hộp thư đúng lúc,kiểm tra thêm nếu cần thiết ở Thùng rác ,spam... Vì đôi khi có nhầm lẫn.
Em tham khảo:
Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ: “một bếp lửa”(Lời dẫn trực tiếp). “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Ôi!(Câu cảm thán) Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
Bạn "Tham khảo" nha ^ ^
May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu,hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.
Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh.
Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người.
Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự dovà hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người.
Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “Cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”.
Tham khảo;
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở con người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống
Với tôi, hạnh phúc là khi các nhu cầu cơ bản của cuộc sống được thỏa mãn.
Đó là khi tôi có một công việc tốt, thu nhập ổn định.
Đó là khi vài ba tháng, tôi có thể đi du lịch một lần.
Đó là khi tôi có thể giúp ích được cho bố mẹ phần nào.
Đó là khi tôi có một người nào đó để yêu.
Hạnh phúc được tạo ra từ chính ta , từ những điều ta cảm nhận và tạo ra hạnh phúc về một điều gì đó. Hạnh phúc là một thứ gì đó thật trừu tượng , không thể nhìn thấy nhưng nó ở ngay trong suy nghĩ , tâm trí của ta.
Tham khảo: https://kenhbaitap.com/phan-tich-cau-tho-nho-cau-kien-nghia-bat-vi-lam-nguoi-the-ay-cung-phi-anh-hung
Để hát quốc ca đúng như quy định, học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau: Tư thế khi hát quốc ca phải nghiêm trang, đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào hướng lá cờ tổ quốc. Phải giữ trật tự trước và sau khi hát quốc ca. Khi hát phải theo hiệu lệnh để việc đồng ca diễn ra đồng đều.
Không biết đây là lần nhắc thứ mấy , copy từ nguồn khác mà thiếu "Tham Khảo" là auto xóa nhé !
có nguồn khác thì ghi chữ tham khảo e nhé