K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

hoc24 ra đề thi THPT nèk

7 tháng 10 2016

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:

- Do người Việt Nam sáng tạo. -

Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất) + Hai câu 6 – 8 (lục bát) - Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần : + Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới + Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8 + Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian. - Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp : Chàng                                     -                                  thiếp Đi                                < -  đối nghịch - >                     về Cõi xa mưa gió             < -  hai thế giới - >               buồng cũ chiếu chăn (nơi gian khổ, sóng gió,       cách biệt                       (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp                                                                    vò võ một mình) - Gợi tả bằng không gian Chàng                tuôn mây biếc                thiếp Trải ngàn núi xanh = > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».

Câu 3. - Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. - Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại – hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại – trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau. - Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4.  - Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ. - Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.

- Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng = > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.

Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ

: - Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian

. - Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu 6. - Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ. - Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng. II. Luyện tập Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ. a. Các từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ : mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.

b. Sự khác nhau trong các từ màu xanh

: - Mây biếc : mây có màu xanh đậm và tươi, được phản chiếu bởi ánh sáng làm co màu mây xanh biếc.

- Núi xanh : màu xanh của lá cây.

- Xanh xanh : màu xanh nhìn xa bị nhạt nhòa do khoảng cách. 

- Xanh ngắt : xanh đậm, thuần một màu trên diện rộng. c. Tác dụng. - Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.

- Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi giữa người chinh phụ và người chồng ra trận.

- Diễn tả nỗi sầu chia li dâng trào trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).

Bạn tham khảo nhé!



 

 

15 tháng 10 2016

cj làm rồi nhé

15 tháng 10 2016

bài này tớ đã làm cho bạn rồi.

13 tháng 3 2023

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Ý kiến của người viết

Đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Lí lẽ

+ Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

+ Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân.

+ Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt.

- Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên.

+ Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm

 Học cách tự tha thứ cho mình -> sống tốt và hàn gắn cho quá khứ.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác

 Viết thư cho người từng mắc lỗi với mình để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương

Bằng chứng

+ Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung.

+ Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward.

+ Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát.

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

+ Thay vì thất vọng và fhest bỏ ...hãy ngắm nhìn và yêu thích....

+ Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Vai trò quan trọng của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Ý kiến của người viết

Sự tha thứ có vai trò quan trọng trong đời sống của con người.

Lí lẽ

- Lí lẽ 1: sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình.

- Lí lẽ 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

Bằng chứng

- Bằng chứng 1: trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi".

- Bằng chứng 2: Quan điểm của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: "Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục".

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ...sẵn lòng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn tha thứ với dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác...giá trị tích cực để hàn gắn cho quá khứ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

30 tháng 8 2018

Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.

21 tháng 3 2023

ngắn nha

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

2 tháng 11 2016

_ Tác giả : Đặng Trần Côn viết vào đầu thế kỉ thứ VIII

_ Viết bằng nguyên văn chữ Hán

Người dịch ra bản chữ Nôm là Đoàn Thị Điểm

Tác phẩm : trích Chinh phụ ngâm khúc , là khúc ngâm về nỗi lòng sâu thương , nhớ nhung khi có ng chồng ra trận .

Thể thơ : đc dịch theo thể Song thất lục bát.

1) Khổ 1. ( bốn câu đầu )

Nghệ thuật : đối lập về hoàn cảnh , tình huống về ko gian . Cùng có chung tâm trạng , nỗi nhớ thương buồn khổ vì phải chia li.

Đoái trông là hành động ngoảnh lại , nhìn theo dùng dằng ko muốn dứt của ng đưa tiễn . Tuôn màu mây biếc , trải ngâm núi xanh gợi đến độ rộng mênh mông , gợi đến nỗi buồn chia li , xa cách vời vợi về thời gian , về ko gian của kẻ ở , ng đi .

2) Khổ 2 ( bốn câu tiếp )

_ Tiếp tục diễn tả xa cách và nỗi nhớ thương

Hàm Dương _ chàng ngoảnh lại

Bến Tiêu Dương _ thiếp trông sang

=> Nghệ thuật : đối , đảo vị trí của 2 địa danh để diễn tả nỗi sầu chia li , ngăn cách . Nhưng vẫn ko ngăn nổi hành động ngoảnh lại và trông sang của ng vợ và ng chồng .

3) Khổ 3 ( bốn khổ cuối )

Cùng trông lại .. thấy

Thấy xanh xanh … ngàn dâu

=> Điệp từ , đối , từ láy . Gợi sự xa cách mịt mù , ko thấy ng đâu

Lòng …. ai ?

=> Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ gợi nỡi sầu li biết liên miên , dài đằng đặc .

* Tổng kết : bằng 1 nghệ thuật ngôn từ vô cùng điểu luyện , đặc biệt là nghệ thuật điệp ngữ dùng rất mực tài tình . Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của ng chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của ng phụ nữ

 

 

2 tháng 11 2016

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:

- Do người Việt Nam sáng tạo. - Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát) - Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian. - Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp : C

hàng - thiếp Đi

< - đối nghịch - > về Cõi xa mưa gió < - hai thế giới - > buồng cũ chiếu chăn (nơi gian khổ, sóng gió, cách biệt (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp vò võ một mình)

- Gợi tả bằng không gian Chàng tuôn mây biếc thiếp Trải ngàn núi xanh

= > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».

Câu 3. - Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

- Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại

– hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại

– trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau

. - Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương

– Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4.

- Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.

- Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.

- Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng

= > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.

Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ

: - Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian.

- Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi. Câu 6

. - Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận

. - Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối.

Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ. - Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ.

a. Các từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ : mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt. b. Sự khác nhau trong các từ màu xanh :

- Mây biếc : mây có màu xanh đậm và tươi, được phản chiếu bởi ánh sáng làm co màu mây xanh biếc.

- Núi xanh : màu xanh của lá cây

. - Xanh xanh : màu xanh nhìn xa bị nhạt nhòa do khoảng cách.

- Xanh ngắt : xanh đậm, thuần một màu trên diện rộng.

c. Tác dụng.

- Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.

- Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi giữa người chinh phụ và người chồng ra trận.

- Diễn tả nỗi sầu chia li dâng trào trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).