K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chưa chắc cô đã gọi bạn

Bạn gì gì đó ơi,cô nói là mỗi mk pk nộp thôi

23 tháng 12 2018

-)) lại lướt bảng Hỏi đáp thấy -)) vào "ẳng" avar fb của m ra đây -))

21 tháng 12 2023

n/m

 

 

 

 

 

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngốc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.
Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.

24 tháng 1 2022

Refer:

Ngày xưa, có một ông lão đánh đượt 1 con cá vàng. Con cá vang cầu xin ông thả mình và hứa sẽ giúp đỡ ông khi ông cần . Ông về kể cho vợ nghe, mụ vợ tham lam mắng ông và bắt ông ra biển kêu cá thực hiện yêu cầu của mụ.Lần thư 4 lần , bà muôn có chiếc máng lợn mới, căn nhà rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và đều được cá chấp thuận. Nhưng đến lần thứ 5, cá ko thể đáp ứng đc vì mụ ta muốn làm Long Vương và cá phải trở thành kẻ hầu hạ cho mụ ta.Cuối cùng, mụ ta phải quay về cuộc sống nghèo khó của mình

6 tháng 12 2023

Có những phát minh phải mất đến hàng chục thế kỉ, thậm chí là vài thế kỉ. Những cũng có một số những phát minh xuất hiện rất “bất ngờ và tình ngờ” nhưng cũng mang tới những hiệu quả và lợi ích vô cùng to lớn. Tiêu biểu là một số phát minh sau đây. Phát minh đất nặn của Joseph McVicker ở Mỹ ban đầu ông định sáng chế một loại bột đất sét đặc biệt để xóa bỏ các vết bồ hóng do than củi gây ra nhưng sau đó người dân thay vì sử dụng than củi đã chuyển hết sang gas nên công ty thua lỗ nặng nề. Khi đó ông nhớ lại bài học chị dạy ông cách sử dụng bột nhão mô phỏng độ dẻo của đất sét. Từ đó ông đã sáng chế ra loại đồ chơi đất nặn cho trẻ em và thu về hàng triệu đô la. Phát minh kem que do  Ép-pơ-xơn vô tình dùng chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một cái cốc để đùa nghịch và để quên ngoài trời. Từ đó chính thức đánh dấu sự ra đời của kem que, trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại khi hè đến. Phát minh về khoai tây chiên cũng rất thú vị. Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và yêu cầu phải mỏng hơn nữa, từ đó ông phải cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng khô cứng, nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều. Đặc biệt là phát minh giấy nhớ  Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết ứng dụng. Vài năm sau đồng nghiệp của ông đang bực tức vì không tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thơ.Từ đó ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ ra đời, phổ biến rộng rãi và rất nhiều người biết đến. Có thể thấy rất nhiều ý tưởng, phát minh đến rất bất ngờ nhưng hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại thì rất phổ biến và được ứng dụng cao trong cuộc sống.

14 tháng 2 2019

Sau khi kết nghĩa anh em, Mèn và Trũi cứ ngày đi đêm nghỉ và say sưa ngắm cảnh dọc đường. Gặp con sông lớn hai anh em lấy cánh sen ghép lại thành bè.

Đang chu du trên mặt sông thì bỗng có cơn gió lớn đẩy bè ra giữa vùng nước trắng mênh mông. Suốt mười ngày ròng rã, mèn và Trũi ko có gì để ăn cho đến lúc tưởng chừng như ko còn sống nổi thì sóng đánh bè trôi dạt vào bờ. Hai anh em được gặp những đại diện của xóm Đầm Lầy là thầy đồ Cóc và Ếch Cốm Đại vương. Nhưng kẻ này vừa khoe khoang, khoác loác lại còn tự đắc đến dở hơi nên Mèn và Trũi bèn tính kế tẩu thoát khỏi xóm này.

14 tháng 2 2019

cho cái link này :

https://www.youtube.com/watch?v=TBTZtPL4kv4

tóm tắt cả bài luôn

18 tháng 2 2018

Học tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài, em thích nhất là chương I. Đó là chương kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

 

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

18 tháng 2 2018

Học tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài, em thích nhất là chương I. Đó là chương kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

15 tháng 2 2020

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến chonhững người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạygiặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo.Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặcđánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tạiquán ăn dì Tư béo, An đã gặp : anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò - họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng.Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi.Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa. Sau đó An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc ông Ba Ngù. Trong lần phục kích giặt trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết.1 Họ và tên: Trần Thị Ban Bài điều kiện môn: Văn họcLớp: K4B - GDTHÔng Ba Ngù kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. Thời gian sau bọn giặt phải lao đao nhiềulần vì ông.U Minh thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì TưBéo và rồi An theo các anh du kích
#Châu's ngốc
 

21 tháng 8

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố, sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba má cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.

Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò – họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng. Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa.

Sau đó, An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết.

Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc Ba Ngù. Trong lần phục kích giặc trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng, Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết. Ông Hai kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Vì vậy, ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ.

Thời gian sau, bọn giặc phải lao đao nhiều lần vì ông. U Minh Thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh Hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì Tư Béo và rồi An theo các anh du kích.