K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng...
Đọc tiếp

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ".

 

Câu 1.Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? Nhân vật " tôi" ban đầu vốn là gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng để xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên.

Câu 3.Theo em các hình ảnh: "mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn"  tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?

Câu 4. Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên.

3
30 tháng 12 2021

Câu 1: tự sự

Câu 2: phép nối: Nhưng, Và

Câu 3: Hành trình của đá khổng lồ trải qua những thăng trầm, khổ ải để có thể trở thành hòn sỏi láng mịn, đẹp đẽ

Câu 4:

Con người muốn đạt được thành công trong cuộc sống thì phải sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách. Khó khăn, thử thách sẽ tôi luyện bản lĩnh và giúp ta gặt hái thành công trong cuộc sống. 

30 tháng 12 2021

hello tự thi nhé bn ko trả lời đâu nhé . Thi mà cần giúp thì học éo gì nữa

11 tháng 3 2022

C

11 tháng 3 2022

C

Bài 1         Đọc đoạn văn sau và trả lười các câu hỏi “ Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và...
Đọc tiếp

Bài 1

         Đọc đoạn văn sau và trả lười các câu hỏi

 “ Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”

1, Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào

2, Nhân vật “ tôi” ban đầu vốn là gì

3, Tìm từ láy trong các từ sau: vỡ vụn, sông suối, lăn lóc, lăn lộn, đằng đẵng

4, Theo em, mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?

5, Từ một “ tảng đá khổng lồ” ban đầu đến “ hòn sỏi láng mịn” phản ánh điều gì?

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn , bây giờ đã thành cái áo dài kínxuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúctôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được vàrất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúcnào cũng...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn , bây giờ đã thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc
tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và
rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc
nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn nói về sự việc
gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
b. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Đặc điểm của nhân vật trong đoạn
trích trên?
c. Ở đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó?
Câu 2.
a. Đặc điểm tính cách các nhân vật: Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên), Kiều
Phương, người anh trai (Bức tranh của em gái tôi)…
b. Bài học rút ra / ý nghĩa tư tưởng từ các truyện Bài học đường đời đầu tiên, Bức
tranh của em gái tôi.
c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua các truyện đã học (Nêu cụ thể từng
bài)?
Câu 3:Mỗi nhân vật sau: Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên), Kiều Phương,
người anh trai (Bức tranh của em gái tôi)…, viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu
cảm nhận của em.

2
31 tháng 3 2020

câu 1:

a,Đoạn văn trên trích từ văn bản'' Bài học đường đời đàu tiên''.Tác giả là nhà văn Tô Hoài . Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn.phương thức biểu đạt của đoạn văn là tự sự

b,nhân vât tôi LÀ DẾ MÈN , đăc điểm : thân hình cuờng tráng,tính tình kiêu ngao

3 tháng 4 2020

a) Vb bài học đường đời đầu tiên,của Tô Hoài,đv tả thân hình dế mèn. PTBD miêu tả

b)nhân vật tôi là dế mèn dặc điểm(trong đoạn trích)

c) BPTT so sánh

B2

a) dế mèn kiêu ngạo, hung hăng,hống hách

Kiều Phương yêu thg anh,

anh trai, ích kỉ, đố kị vs em, 

b)ko đc hung hăng , đố kị, ích kỉ 

phải yêu thg nhau .v.v...

c)như trên

câu 3 quên òi tự lm nhoa

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dướiĐọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Ngữ văn 6 - tập 1, trang 18, NXB GD 2021) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

4
24 tháng 10 2021

TL:

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Câu 1: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

=> Các từ láy trong đoạn văn trên :

+ thoi thóp

+ hoảng hốt

+ nông nỗi

+ hối hận

+ dại dột

+ hung hăng 

+ bậy bạ

+ ăn năn 

=> Đoạn văn trên đã sử dụng BPTT : Nhân hóa ( những ĐT , các từ láy trong đoạn văn ) 

=> Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật 

=> Tác dụng của BPTT ” Nhân hóa ” :

+ Tô Hoài đã miêu tả nhân vật trong truyện một cách vô cùng chân thực và sinh động , tiêu biểu là ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt “. Những con vật ấy , dưới ngòi bút của ông lại hiện lên với những hành động , cảm xúc , lời nói như một con người. Đã có con vật nào biết than thở , biết khuyên nhủ đối phương trong thực tế chưa ? Bằng BPTT ” Nhân hóa ” những con vật được nhắc đến mới có những hành động , những cảm xúc , những lời nói ấy. 

+ Những câu văn trong truyện rất giàu cảm xúc , sinh động và hấp dẫn . BPTT ” Nhân hóa ” đã giúp cho câu chuyện trở nên hay , giàu cảm xúc như vậy . 

+ Câu chuyện cũng cho ta một bài học vô cùng quý giá , thông qua hai nhân vật ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt ” , tác giả muốn gửi tới chúng ta một bài học đó là : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ” Chỉ vì sự kiêu căng , sốc nổi của tuổi trẻ ( Dế Mèn ) đã gây ra cái chết oan không đáng có cho Dế Choắt. Cái chết đó đã khiến Dế Mèn cảm thấy ăn năn , hối hận vô cùng và biết tự rút ra cho mình ” Bài học đường đời đầu tiên . Càng đọc , ta càng thấm đẫm được tính nhân văn vô cùng sâu sắc của truyện.

Câu 2: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

=> Lời khuyên Dế Choắt dành cho Dế Mèn : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. “

=> Qua lời khuyên đó , em thấy Dế Choắt là người : 

+ Một chú dế tuy yếu ớt , nhỏ bé nhưng lại vô cùng tốt bụng , có tấm lòng bao dung , rộng lượng , biết tha thứ cho người khác. Mặc dù chính Dế Mèn là người đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng không vì điều đó mà Dế Choắt cảm thấy ghét hay đem lòng hận thù cho Dế Mèn . Ngược lại , Dế Choắt còn dành cho người bạn của mình một lời khuyên chân thành, giúp cho Dế Mèn tỉnh ngộ , hiểu ra được điều sai của bản thân trong cả lời nói, thái độ lẫn hành động , từ đó , giúp Dế Mèn thay đổi bản thân để trở thành một con người tốt hơn. 

^HT^

24 tháng 10 2021

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trên văn bản Bài học đường đời đầu tiên . Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất do nguowif là nhân vật chình kể chuyện

Câu 2 ; Phương thức biểu đật là tự sự và miêu tả

Câu 3 : Hủn hoẳn , lạnh phạch , giòn giã , rung rinh . Biện pháp tu từ : Nhân hoá , so sánh , điệp ngữ giúp miêu tả Dế Choắt và tính cách kiêu ngạo của Dế Mèn

Câu 4 : Đừng trêu dại mà đổi lỗi . Dế Choắt là nguwoif yếu ớt , nhưng lại có lòng hi sinh vì một người bạn đáng trách đổi lỗi

Mình ko cop mangj

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀUBây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm...
Đọc tiếp

TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀU
Bây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.
Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm – những ước mơ. Những ước mơ mà cậu bé cất giữ từ trong một góc trái tim. Những ước mơ của một cô bé nào đó.
Tại sao? Tại sao cậu bé lại giữ lấy ước mơ của cô bé? Tại sao cậu bé lại tạo ra tôi? Có rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong tôi mà tôi không biết được câu trả lời. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mắt cậu bé sáng lắm.
Cậu nói gì đó như là: Bay cao nhé, ước mơ thiên thần của tôi…!
(Trích dẫn Sống đẹp tập II)
a.Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
c. Theo em “ước mơ”là gì?
d. Cánh diều đã cảm nhận được điều gì qua “ đôi mắt sáng lắm của cậu bé”?
e. Vì sao cánh diều thường được xem là biểu tượng của những ước mơ?
g. Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ ước mơ của mình trong tương lai.

1
19 tháng 3 2022

a. VB trên mang đặc trưng của kiểu VB truyện đồng thoại.

b. Nhân vật chính là cánh diều.

c. ước mơ: là những điều người ta mong muốn, cố gắng đạt được.

d. Qua "đôi mắt sáng lắm của cậu bé", cánh diều cảm nhận được niềm vui, hi vọng, hạnh phúc khi được nhìn ngắm những ước mơ của các cậu bé, cô bé.

e. Cánh diều là biểu tưởng của những ước mơ vì cánh diều có thể bay cao, bay xa, vươn đến được những chân trời mới lạ.

g. HS viết đoạn văn chia sẻ ước mơ của cá nhân mình

một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em...
Đọc tiếp

một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải 

câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?

câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em hiểu gì về những phẩm chất của nhân vật đó

câu 3; trong văn bản bức tranh của em gái tôi tác giả để cho nhân vật người anh tự kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất. theo em ,ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ?

câu 4;viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật kiều phương trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi - tạ duy anh

1
27 tháng 3 2020

Câu 1 :

 Xuất xứ ; văn  ban " Bức tranh của em gái tôi " - Tạ Duy Anh

Câu 2:

- Nhân vật đc nhắc đến là Kiều phương .

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .

Câu 3 :

ngôi kể này có tác dụng trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật là:

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là ngư­ời kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu và ngôi kể thứ nhất còn kể chi tiết sự việc diễn ra và thể hiện rõ tâm lí của mình khi kể.

Câu 4:

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Chúc bạn học tốt!!!