Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo tựa như hai mạch ngầm xuyên suốt, cuôn chảy qua bao chặng đường lịch sử. Đặc biệt trong thời kì văn học Trung đai trước nhiều biến cố lịch sử lòng yêu nước ấy lại hừng hực cháy trong tâm hồn các thi nhân để rồi tuôn trào nơi đầu bút lực những nỗi lòng,tâm sự ngân lên như những nốt nhạc trầm bổng trong 1 bản đàn. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã cho rằng: “ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”. Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng yêu nước là nói đến nội dung tình cảm trong mỗi tác phẩm tình văn học. Cảm hứng yêu nước được bộc lộ qua thơ bằng muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no, hạnh phúc, được sống trong tự do, độc lập, hòa bình bền vững. Đó là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước muôn đời giàu đẹp. Bước vào kỉ nguyên xây dựng quốc gia phong kiến độc lập sau hàng nghìn năm đô hộ, biểu hiện trước hết của tư tưởng yêu nước là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, ý thức về chủ quyền độc lập. Đó là lời thơ hào sảng trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt: “Sông núi nước nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời”. Chủ quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm được khẳng định qua những câu thơ chắc nịch, giọng thơ đanh thép, hùng hồn. Đó là một “bài thơ thần”, xứng đáng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước Đại Việt. Đến bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi- bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, chân lí lịch sử ấy nâng lên ở một tầm cao mới với cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ việc dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền độc lập ở bài “Nam quốc sơn hà” thì bài “Cáo bình Ngô” đã tiếp nối và phát triển lên thành chân lí muôn đời: Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có biên giới riêng, có phong tục tập quán riêng, có quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang và cùng tồn tại với các vương triều phong kiến phương Bắc. Sự phát triển ấy về khái niệm quốc gia dân tộc được thể hiện rõ nét qua tư tưởng lấy dân làm gốc, tập hợp sức mạnh của nhân dân để xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo dựng sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Với ý thức sâu sắc như vậy về quốc gia, dân tộc, khi tổ quốc bị xâm lăng, yêu nước là căm thù giặc sục sôi, là tinh thần quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, là đoàn kết toàn dân “Tướng sĩ một lòng phụ tử”, bền gan chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Yêu nước không chỉ dừng lại ở đó, mà khi đất nước thanh bình, nội dung của tư tưởng yêu nước thể hiện ở khát vọng xây dựng đất nước hòa bình và hạnh phúc lâu bền: “Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu
Hai câu thơ thể hiện cho ước mơ, niềm tin vô hạn của tác giả và cũng là ước mơ ngàn đời của nhân dân về một đất nước thái bình, thịnh trị, trường tồn đến muôn đời. Đó là hào khí sục sôi, vang dội của một đời, của một thời, sáng ngời cả hồn thiêng sông núi, âm vang đến muôn đời. Nhưng sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương khồn chỉ ở chỗ là chứa đựng nội dung tư tưởng đơn thuần mà điều cốt yếu hơn, quan trọng hơn là những nội dung, tư tưởng tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc. Với những hoàn cảnh khác nhau, những cảnh ngộ khác nhau, cá tính sáng tạo khác nhau cảm hứng yêu nước được thể hiẹn dưới nhiều dọng điệu khác nhau. Mỗi tác phẩm là một nốt nhạc, có nốt trầm, có nốt bổng hòa quyện làm nên một bản anh hùng ca bất diệt, ca lên đến muôn đời âm vang của thời đại. Đó là giọng điệu dõng dạc, hào sảng động vọng trong không gian với khí thế ngùn ngụt, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt: “Sông núi nước nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời”. Là giọng thơ đĩnh đạc, lời văn rắn rỏi, chắc nịch như khắc, như tạc qua bài “Cáo bình Ngô”: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Những tình cảm nồng cháy như được khơi dậy qua từng câu, từng chữ, từng lời thơ, ánh lên trong tâm hồn mỗi người một niềm tự hào mãnh liệt về dáng đứng oai hùng của dân tộc trong lịch sử. Ta như hừng hực bầu máu nóng trong những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Đó là nỗi đau đớn, xót xa đến xé lòng của vị tướng sĩ hét mực yêu nước. Để rồi từ khí thế xung thiên ấy ta như nghe vang vọng tiếng đồng thanh: “Quyết đánh!” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng, như thấy rực cháy ánh lửa quân sĩ tướng tá sáng bừng dưới ánh trăng mài gươm giáo để xung trận, thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát” với một ý chí kiên định. Tinh thần, ý chí sắt đá, kiên định ấy đã làm nên chiến thắng quân Mông- Nguyên vang dội núi sông trong lịch sử. Nỗi căm thù, uất hận vút lên thành lời, thành những bản cáo trạng đanh thép: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con nhỏ xuống dưới ầm tai vạ”, trở thành tiếng thét vang dội, thành lời thề quyết chiến: “Ngẫm thù lớn hà đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống”. Ta như thấy hiện lên trước mắy không gian hào hùng, khí thế, chiến công nối tiếp chiến công làm nên một bản tráng ca ngân lên cao vút, dài vô tận khi đọc những vần thơ hả hê của Nguyễn Trãi trong “Cáo bình Ngô”: “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hỏng sụt toang đê vỡ…” Giọng thơ cuồn cuộn như triều dâng thác đổ,. Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng bất tận, hả hê tạo ra nhạc điệu bay bổng dồn dập, âm thanh giòn giã nối đuôi nhau mạnh mẽ như có gươm đao loảng xoảng trong một trận tuyến vang trời. Nội dung yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện bằng những cảm xác, giọng điệu đa dạng, không chỉ là lòng căm thù giặc sục sôi, tinh thần quyết chiến quyết thắng hừng hực, như một nét vẽ tinh tế mà sâu sắc về lòng yêu nước sự hổ thẹn trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng là một cách tỏ bày độc đáo: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. “Thẹn” vì chưa trả hết nợ công danh, lập công báo quốc; thẹn vì chưa có được tài năng như Gia Cat Lượng để phò vua giúp dân. Nỗi “thẹn” ấy là biểu hiện cao đẹp cho lí tưởng sống, hoài bão sống lớn lao của người con trai đời Trần làm sáng bừng lên hào khí Đông A một thời. Đó còn là nỗi niềm hoài vọng về quá khứ đã qua trước di tích vẫn còn để rồi tiếc ngậm ngùi trong lòng một niềm tiếc nuối: “Đến nay sông nước tuy chảy hoài, mà nhục quân thù khôn rửa nổi”. Là sự suy ngẫm về lẽ tồn vong của muôn đời, sự thành bại của sự nghiệp cũng ngân lên giọng điệu hùng tráng: “Giặc tan muôn thuở thái bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Và khi đất nước trở về thái bình, thịnh trị lòng yêu nước ấy lại hóa thân vào sông núi, một cành hoa, một cây cỏ, một cánh chim trời chao liệng: “Nước biếc, non xanh, thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt hạc, khách bên lầu”. Trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau đời, uất hận khi vận nước đổi thay dồn lại, nén chạt tạo nên giọng điệu trầm uất, bi tráng. Bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng của Đặng Dung với hai câu kết: “Thù nước chưa xong đầu đã bạc Gươm mài bóng nguyệt biết bao ràyảnh một dũng tướng mái đầu đã bạc mải miết mài gươm dưới ánh trăng khơi gợi biết bao cảm xúc liên tưởng, chẳng khác nào “con ngựa già còn ham rong ruổi’. cái ánh sáng lóe lên trong câu thơ thần là ánh sáng vằng vặc của bóng trăng khuya giữa bầu trời mênh mông, bát ngát, cũng là ánh sáng lưỡi gươm chính khí chưa cất lên được để tiêu diệt kẻ thù, cũng là ánh sáng của tấm lòng yêu nước trung trinh của nhà thơ. Lời đã hết, bài thơ đã khép lời mà cảm xúc thơ vẫn lai láng, bồi hồi, xúc động. Đó là bài thơ có giọng điệu bi tráng bậc nhất trong thơ ca Việt Nam thời Trung đại- tiếng lòng của một dũng tướng chiến bại. Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử, đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả hê…Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng, say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú nội dung tư tưởng yêu nước- một vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc./.
mik muốn làm ny bn
*Khái quát:
– Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc VN luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Điều này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay.
– Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, một số áng thơ văn được coi như những tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang dấu ấn của một thời, song giá trị của nó trường tồn cùng dân tộc. Lịch sử giữ nước và hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ.
* Bàn luận:
Ở thế kỉ XI: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lí Thường Kiệt:
– Chúng ta còn nhớ cách đây gần một thế kỉ, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống đã binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân ta chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ “thần” đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
– Bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, đanh thép, vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN thời đó, tương truyền là tác giả bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định một cách sắt đá:
“ Nam quốc….thiên thư”
+ “Nam quốc sơn hà” là sông núi nước Nam; “Nam đế cư” là vua nước Nam. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch. LTK nói đến vua nhưng chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này là quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Vì thế, ở thời điểm ấy “Nam đế” không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Một lần nữa tác giả nhấn mạnh điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam và đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, có nghĩa là một sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa kia khi cần củng cố địa vị thống trị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay cả khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên trong xh pk. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhuên có quyền uy tối cao, cứ sức mạnh vô địch; trời là sức mạnh, trời là chân lí. LTK đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông mượn tư tưởng phong kiến để biện hộ cho ý tưởng của mình. Trên cơ sở đó rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh mầu nhiệm ấy thì sự khẳng định của LTK là sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra chính là cha ông ta từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây là linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thân yêu.
– Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, bài thơ là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công: “Như hà nghịch lỗ….bại hư”
+ Đứng trên lập trường của một dân tộc có chủ quyền, tác giả lên tiếng hỏi tội quân xâm lược và vạch trần tội ác của chúng Tác giả đang đứng ở tư thế của những người chiến thắng, tư thế của một dân tộc quật cường mà dồn kẻ thù vào chân tường của sự phi lí. Chúng là phi nghĩa, chúng đã làm trái lẽ trời; vậy trời sẽ không dung tha chúng, và sự thất bại cuối cùng của chúng là không tránh khỏi: “Nhữ đẳng hành khan….hư”- đó là số phận của kẻ xâm lược.
+ Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt vì chúng đã tâm làm một việc phi nghĩa, xâm phạm đến một đất nước có chủ quyền.
=> Bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó là bản anh hùng ca bất diệt của non sông đất nước, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một nảm tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dũng, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.
Ở thế kỉ XV có: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
– Tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiếp tục vẽ nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì giặc Minh tràn sang, gây cho dân ta bao đau thương tang tóc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết thúc thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua Đại cáo bình Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc: “Như nước Đại Việt ta….cũng có”
– Niềm tự hào có được là do lịch sử hào hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại pk TQ, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế nào chăng nữa, nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạp tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù: “Nướng ….vạ”
– Trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa. Vì thế mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dân ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao: “Nhân dân bốn cõi….rượu ngọt ngào” NT đã cho thấy sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa dành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân được nhắc đến với một tình cảm thiết tha trìu mến và trân trọng. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, họ làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Người cầm quân giỏi chính là người thấy sức mạnh vô địch ở nhân dân và biết tập hợp nhân dân để phát huy sức mạnh vĩ đại đó. So với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ko chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Vì thế, ko cần viện dẫn thần linh, NT chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn: Đem đại nghĩa….cường bạo”- quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng thể hiện ở thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt. Phải chăng dân tộc VN, tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo, đã làm nên thế đứng tuyệt vời và “đại nghĩa”, “chí nhân” là bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc.
=> Đại cáo bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn của thời đại, là kiệt tác của nền văn học nước nhà. Cùng với “Nam quốc sơn hà”, bài cáo đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toát lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Bài Cái là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta của nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại và ngay nay những áng thơ văn bất hủ ấy đã và đang được các thế hệ phát huy cao độ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
*Tiểu kết:
Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc, những tác phẩm ấy xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.
Ở thê kỉ XX có Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
– Trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên
xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (TH). Một dân tộc khao khát tự do, một dân tộc khao khát hòa bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hòa bình.. Chính vì vậy bằng cuộc cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xiềng xích nô lệ bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại ấm no, hạnh phúc và đã đem lại hình thái xh mới tốt đẹp hơn những hình thái đã có trong lịch sử. Với cuộc cách mạng này, dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngày dành được chính quyền về tay nhân dân ta cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.
– Bản tuyên ngôn mở đầu bằng việc trích dẫn lời bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp. Chứng tỏ dụng ý của Bác ko chỉ tuyên bố độc lập trước toàn thể dân tộc, toàn thể nhân dân thế giới mà tuyên bố cho những cường quốc đã từng dòm ngó xâm lược nước ta biết rằng: VN là một quốc gia độc lập, ko can thiệp vào bất kì nước nào, và cũng kiên quyết không cho phép bất kì nước nào xâm phạm đến chủ quyền dân tộc của mình. Đó là một quyết tâm thể hiện rõ ý chí kiên cường của dân tộc ta, ý chí ấy là sự tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường của các thế hệ đi trước. Lập trường ấy rất rõ ràng và kiên định, ko có một thế lực nào có thể làm thay đổi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói bất hủ ấy của Bác còn mãi vang vọng. Chính vì độc lập tự do mà dân tộc ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ quyền tự do, độc lập một khi nó bị đe dọa.
– Bằng lời văn mạnh mẽ, hùng hồn, Bác đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đặt ách cai trị của chúng lên đầu dân tộc VN. Bác vạch rõ, trong gần một thế kỉ qua thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN. Chúng đã núp dưới chiêu bài “khai hóa” để rắp tâm lừa bịp, bóc lột dân tộc ta, và chính chúng là kẻ đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Bác nhấn mạnh, nhân dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp và trên thực tế chúng ta đã giành được chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải phóng quân đội Nhật. Như vậy, nước VN được hưởng quyền độc lập là một điều hợp lí, hợp tình. “Nước VN là của người VN”. Điều đó đã là một chân lí; trước đó dân tộc ta đã khẳng định chân lí ấy một cách rõ ràng, chắc chắn, Hồ Chỉ tịch đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
=> “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Nó tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước và quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên sau cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN trước toàn thể thế giới: nước VN là một nước độc lập, dân tộc VN kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.
* Kết luận:
Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình, trong đó mọi người tự do phát huy cao độ mọi khả năng và trí tuệ của mình, nhưng không phải là đã vĩnh viễn thoát khỏi sự đe dọa của chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thống đó đã cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước.
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (Tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất lớn...)
Khái niệm tinh thần yêu nước?
Giới trẻ VN hiện nay thể hiện lòng yêu nước thế nào, nhất là trong tình hình dịch bệnh?
Dẫn chứng?
Trái với tinh thần yêu nước trong mùa dịch là gì?
Liên hệ bản thân?
Kết luận.
*Khái quát:
– Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc VN luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Điều này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay.
– Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, một số áng thơ văn được coi như những tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang dấu ấn của một thời, song giá trị của nó trường tồn cùng dân tộc. Lịch sử giữ nước và hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ.
* Bàn luận:
Ở thế kỉ XI: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lí Thường Kiệt:
– Chúng ta còn nhớ cách đây gần một thế kỉ, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống đã binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân ta chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ “thần” đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
– Bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, đanh thép, vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN thời đó, tương truyền là tác giả bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định một cách sắt đá:
“ Nam quốc….thiên thư”
+ “Nam quốc sơn hà” là sông núi nước Nam; “Nam đế cư” là vua nước Nam. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch. LTK nói đến vua nhưng chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này là quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Vì thế, ở thời điểm ấy “Nam đế” không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Một lần nữa tác giả nhấn mạnh điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam và đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, có nghĩa là một sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa kia khi cần củng cố địa vị thống trị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay cả khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên trong xh pk. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhuên có quyền uy tối cao, cứ sức mạnh vô địch; trời là sức mạnh, trời là chân lí. LTK đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông mượn tư tưởng phong kiến để biện hộ cho ý tưởng của mình. Trên cơ sở đó rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh mầu nhiệm ấy thì sự khẳng định của LTK là sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra chính là cha ông ta từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây là linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thân yêu.
– Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, bài thơ là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công: “Như hà nghịch lỗ….bại hư”
+ Đứng trên lập trường của một dân tộc có chủ quyền, tác giả lên tiếng hỏi tội quân xâm lược và vạch trần tội ác của chúng Tác giả đang đứng ở tư thế của những người chiến thắng, tư thế của một dân tộc quật cường mà dồn kẻ thù vào chân tường của sự phi lí. Chúng là phi nghĩa, chúng đã làm trái lẽ trời; vậy trời sẽ không dung tha chúng, và sự thất bại cuối cùng của chúng là không tránh khỏi: “Nhữ đẳng hành khan….hư”- đó là số phận của kẻ xâm lược.
+ Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt vì chúng đã tâm làm một việc phi nghĩa, xâm phạm đến một đất nước có chủ quyền.
=> Bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó là bản anh hùng ca bất diệt của non sông đất nước, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một nảm tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dũng, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.
Ở thế kỉ XV có: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
– Tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiếp tục vẽ nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì giặc Minh tràn sang, gây cho dân ta bao đau thương tang tóc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết thúc thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua Đại cáo bình Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc: “Như nước Đại Việt ta….cũng có”
– Niềm tự hào có được là do lịch sử hào hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại pk TQ, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế nào chăng nữa, nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạp tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù: “Nướng ….vạ”
– Trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa. Vì thế mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dân ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao: “Nhân dân bốn cõi….rượu ngọt ngào” NT đã cho thấy sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa dành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân được nhắc đến với một tình cảm thiết tha trìu mến và trân trọng. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, họ làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Người cầm quân giỏi chính là người thấy sức mạnh vô địch ở nhân dân và biết tập hợp nhân dân để phát huy sức mạnh vĩ đại đó. So với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ko chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Vì thế, ko cần viện dẫn thần linh, NT chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn: Đem đại nghĩa….cường bạo”- quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng thể hiện ở thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt. Phải chăng dân tộc VN, tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo, đã làm nên thế đứng tuyệt vời và “đại nghĩa”, “chí nhân” là bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc.
=> Đại cáo bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn của thời đại, là kiệt tác của nền văn học nước nhà. Cùng với “Nam quốc sơn hà”, bài cáo đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toát lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Bài Cái là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta của nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại và ngay nay những áng thơ văn bất hủ ấy đã và đang được các thế hệ phát huy cao độ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
*Tiểu kết:
Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc, những tác phẩm ấy xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.
Ở thê kỉ XX có Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
– Trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên
xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (TH). Một dân tộc khao khát tự do, một dân tộc khao khát hòa bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hòa bình.. Chính vì vậy bằng cuộc cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xiềng xích nô lệ bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại ấm no, hạnh phúc và đã đem lại hình thái xh mới tốt đẹp hơn những hình thái đã có trong lịch sử. Với cuộc cách mạng này, dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngày dành được chính quyền về tay nhân dân ta cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.
– Bản tuyên ngôn mở đầu bằng việc trích dẫn lời bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp. Chứng tỏ dụng ý của Bác ko chỉ tuyên bố độc lập trước toàn thể dân tộc, toàn thể nhân dân thế giới mà tuyên bố cho những cường quốc đã từng dòm ngó xâm lược nước ta biết rằng: VN là một quốc gia độc lập, ko can thiệp vào bất kì nước nào, và cũng kiên quyết không cho phép bất kì nước nào xâm phạm đến chủ quyền dân tộc của mình. Đó là một quyết tâm thể hiện rõ ý chí kiên cường của dân tộc ta, ý chí ấy là sự tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường của các thế hệ đi trước. Lập trường ấy rất rõ ràng và kiên định, ko có một thế lực nào có thể làm thay đổi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói bất hủ ấy của Bác còn mãi vang vọng. Chính vì độc lập tự do mà dân tộc ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ quyền tự do, độc lập một khi nó bị đe dọa.
– Bằng lời văn mạnh mẽ, hùng hồn, Bác đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đặt ách cai trị của chúng lên đầu dân tộc VN. Bác vạch rõ, trong gần một thế kỉ qua thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN. Chúng đã núp dưới chiêu bài “khai hóa” để rắp tâm lừa bịp, bóc lột dân tộc ta, và chính chúng là kẻ đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Bác nhấn mạnh, nhân dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp và trên thực tế chúng ta đã giành được chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải phóng quân đội Nhật. Như vậy, nước VN được hưởng quyền độc lập là một điều hợp lí, hợp tình. “Nước VN là của người VN”. Điều đó đã là một chân lí; trước đó dân tộc ta đã khẳng định chân lí ấy một cách rõ ràng, chắc chắn, Hồ Chỉ tịch đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
=> “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Nó tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước và quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên sau cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN trước toàn thể thế giới: nước VN là một nước độc lập, dân tộc VN kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.
* Kết luận:
Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình, trong đó mọi người tự do phát huy cao độ mọi khả năng và trí tuệ của mình, nhưng không phải là đã vĩnh viễn thoát khỏi sự đe dọa của chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thống đó đã cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước.
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các nội dung:
- Tự hào về cảnh đẹp non sông gấm vóc.
- Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
- Căm thù sâu sắc với các thế lực xâm hại đến độc lập, chủ quyền của đất nước.
- Khát vọng đất nước thái bình.
Chọn lọc dẫn chứng phù hợp với từng nội dung để chứng minh.
Sự biểu hiện tình quê hương qua 2 bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":
- Hoàn cảnh và tình huống:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nhà thơ sống xa quê hương, trông trăng sáng và nhớ về quê cũ.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nhà thơ trở về quê sau một khoảng thời gian dài (khoảng 15 năm) và có những cảm nhận về quê hương.
- Tâm trạng được thể hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nỗi nhớ, thao thức không ngủ được vì nhớ về quê hương.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: nỗi buồn, sự ngạc nhiên ngỡ ngàng về sự đổi khác của quê hương (mặc dù giọng quê không đổi nhưng trẻ con sống ở đó không còn nhận ra tác giả nữa, hỏi: khách ở nơi nào tới chơi)
- Nghệ thuật biểu hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nghệ thuật đối.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nghệ thuật tiểu đối, bình đối, câu hỏi tu từ