K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2018

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.

- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao. Chúng ta cần chú trọng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Bạn quan sát lược đồ hình 3.1 đấy, ví dụ như: Đô thị Bắc Ninh, HàNội

Good luck ^^

27 tháng 8 2018

Thanks bạn

31 tháng 10 2023

Nhân tố thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và phát triển phân bố công nghiệp của một quốc gia. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân tố thị trường và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

1. Đặc điểm của nhân tố thị trường:

- Tự do kinh tế: Nhân tố thị trường đặc trưng bởi sự tự do và độc lập của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.

- Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Quyền sở hữu tư nhân: Nhân tố thị trường thường ưu tiên quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân và tổ chức tư nhân.

2. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư: Nhân tố thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đầu tư từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

- Phân bố công nghiệp không đồng đều: Nhân tố thị trường có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp ở các khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên, hạ tầng và lao động, dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố công nghiệp ở Việt Nam.

- Phát triển các khu công nghiệp: Nhân tố thị trường khuyến khích việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, tạo ra cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân tố thị trường cũng có thể gây ra một số vấn đề như sự tập trung quá mức, bất cân đối trong phân bố công nghiệp và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó, chính phủ cần có chính sách và biện pháp điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong phát triển phân bố công nghiệp.

25 tháng 12 2020

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:

+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

+ Sét, cao lanh: Hải Dương.

+ Than nâu: Hưng Yên.

+ Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

4 tháng 12 2019
Dàn ý tham khảo
a/ Cà phê:
+ Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn / ha.
+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích trồng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).
+ Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn / năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).
b/ Chè:
+ Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi / ha.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).
+ Tây Nguyên lậ vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)
+ Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…
4 tháng 12 2019

- Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn/ha.

- Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).

- Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn/năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).