Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:
+ Đất trồng: diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu: đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.
+ Nguồn nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
+ Địa hình: thuận lợi cho phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đất:
+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.
+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.
+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.
+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.
+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.
- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:
+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.
+ Sét, cao lanh: Hải Dương.
+ Than nâu: Hưng Yên.
+ Khí tự nhiên: Thái Bình.
- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.
#Hoc24
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
- VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :
- Tài nguyên du lịch tự nhiên :
+ Địa hình : nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển, có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng: Nha Trang, Phan Thiết, Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bà Rịa - Vũng Tàu...; các đảo ven bờ (Phú Quốc, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ...).
+ Khí hậu : đa dạng, phân hóa nhiều kiểu khí hậu (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm.
+ Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng (Quang Hanh, Kim Bôi…)
+ Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…).
- Tài nguyên nhân văn :
+ Di tích : nước ta có khoảng 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 3 di dản văn hóa vật thể và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
+ Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.
+ Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…
- Quần thể di tích Cố đô Huế ...
- Phố cổ Hội An. ...
- Thánh địa Mỹ Sơn. ...
- Hoàng thành Thăng Long. ...
- Thành Nhà Hồ ...
- Nhã nhạc cung đình Huế ...
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...
- Dân ca Quan họ
a/ Cà phê:
+ Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn / ha.
+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích trồng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).
+ Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn / năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).
b/ Chè:
+ Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi / ha.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).
+ Tây Nguyên lậ vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)
+ Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn/ha.
- Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).
- Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn/năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).