K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong các ví dụ sau

1. Mùa thu của em 

    Là vàng hoa cúc 

    Như nghìn con mắt 

    Mở nhìn trời đêm

=> sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá

=> Bộc lộ nét đẹp sinh động cũng như tình cảm ấm áp của tác giả dành cho mùa thu êm đềm

2. Quê hương là cánh diều biếc 

    Tuổi thơ con thả trên đồng

    Quê hương là con đò nhỏ

    Êm đềm khua nước ven sông.

=> BPNT : So sánh , ẩn dụ

=> Quê hương hiện lên trở nên rõ nét , gần gũi hơn . Sử dụng các biện pháp nghệ thuật , tác giả đã gợi nên vẻ thân quen, ấm êm của quê hương - nơi chốn trở về , ôm aapos những kí ức tuổi thơ đầy tươi đẹp 

3. Hôm nay trời nắng như nung

    Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

    Ước gì em hóa đám mây 

    Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

=> BPNT : So sánh

=> Làm nổi bật lên sự vất vả , khó nhằn của mẹ trong những ngày nóng nực . Mẹ vẫn vất vả làm việc để nuôi nấng đứa con mặc thời tiết cản trở . Tác giả thể hiện tình yêu , lòng biết ơn mẹ qua từng câu thơ , giọng điệu

5 tháng 2 2021

Mik cần gấp!!!Help.

26 tháng 12 2023

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 8 2018

Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...

3 tháng 12 2021

BPTT: so sánh

Em tham khảo:

Tác giả muốn nói: 

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Tình cảm yêu mến, tự hào về những điều ông cha để lại.
2 tháng 12

6à1mãi dỉnh

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sự hồn nhiên và tấm lòng thơm thảo của trẻ nhỏ đối với mẹ. Đứa trẻ thấu thiểu và thương người mẹ nông dân vất vả ngoài đồng, em ước mình được làm đám mây, là chiếc ô, là bóng râm che mát cho mẹ bớt cực nhọc hơn khi lao động. Tình cảm của con đối với mẹ thật chân thành, giản dị mà cảm động.

5 tháng 5 2021

gff

17 tháng 1 2019

13 tháng 8 2017 lúc 15:16

a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

30 tháng 11 2021

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu
Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

7 tháng 8 2016

« Quê hương » của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh : Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với « con diều biếc » bay bổng, có dòng sông êm đềm…và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu. 
Các tính từ « biếc », « nhỏ », « êm đềm » gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
Âm điệu đoạn thơ du dương, dịu dịu, lan trải đưa những hình ảnh thân thuộc đong đầy những kỉ niệm của tuổi thơ lắng nhẹ vào hồn người để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi.
Bằng các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, nhà thơ đã diễn tả một cách vừa cụ thể, vừa gợi hình tượng gương mặt tâm hồn quê

7 tháng 8 2016

Đỗ Trung Quân là một nhà thơ nổi tiếng với một phong cách thơ dễ gần, giản dị, trong đó đặc sắc hơn cả là tác phẩm " Quê hương ". Trong bài, đoạn thơ gây ấn tượng sâu sắc, gợi lên cảm xúc nhất trong tôi vẫn là những câu thơ mở đầu trìu mến :

"Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông. "

Với ngòi bút tài tình, tác giả đã khắc họa nên một hình ảnh mà người con nào cũng thấy thân quen khi nhớ đến: hình ảnh quê hương. Quê hương đi liền với tuổi thơ chúng ta, đưa tâm hồn mỗi đứa trẻ bay bổng trên gió, đó cũng là ý nghĩa hình ảnh so sánh " quê hương là cánh diều biếc - tuổi thơ con thả trên đồng" được tạo nên thành công. Biện pháp so sánh tiếp theo : " quê hương là con đò nhỏ - êm đềm khua nước ven sông " đã một lần nữa liên tưởng tới quê hương như một con đò . Thật vậy, quê hương chan chứa bao kỷ niệm, cũng là một chốn yên bình trong lòng mỗi người con quê. Lợi dụng những hình ảnh tương đồng, "quê hương" đã được vẽ nên qua từng giọng thơ điêu luyện.Bằng phương pháp so sánh kết hợp với điệp ngữ "quê hương", một lần nữa ta khẳng định rằng tác giả phải là một người con rất đỗi yêu quê mới hiểu thấu cảm xúc của những người yêu quê hương như vậy.

Nhờ sự thành công mĩ mãn của đoạn văn nói riêng mà bài văn nói chung cũng đã đi vào lòng độc giả, những người đọc, người nghe. Bài thơ thấm đượm một chất thơ đẹp, một thứ cảm xúc dạt dào, một tình cảm chân thật. Chỉ qua bốn câu thơ ngắn gọn mà súc tích, mỗi người chúng ta cảm thấy trân trọng quê hương mình hơn.

27 tháng 12 2021

Thơ bóng mây lục bát nke

27 tháng 12 2021

Éo cần giải nx

25 tháng 10 2016
Giờ đây, nhắc lại bài thơ này, lòng nhà thơ sau niềm tự hào thoáng bật lên trong ánh mắt là một nỗi buồn dài trong từng nhịp thở gấp: “Tôi ước mình là bóng mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đó là một ước mơ rất con trẻ ngày xưa của tôi khi nom thấy nhưng người mẹ vất vả vì con, vì chồng. Bóng mây có thể đến rồi đi trong chốc lát, nhưng “bóng buồn” như tôi đang có sẽ chẳng thể bay đi…”.Cái “bóng buồn” rất thi sĩ, chỉ thi sĩ mới có ấy đằng đẵng phủ lên đời ông đã lâu lắm rồi. Nói thế là bởi ông thổ lộ rằng: “Buồn vì quãng đời ngập trong văn chương chỉ thấy nghèo và khổ. Mỗi năm một bệnh. Ban đầu thì bệnh nhẹ, đến nay thì chẳng thể làm được gì ngoài ăn, nằm, ngủ, nghỉ”.Ngoai ra no con the hien o cho:

Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

12 tháng 8 2018

Đọc đoạn thơ trên, ta thấy bạn nhỏ trong bài đã thể hiện cảm xúc chân thành, yêu thương mẹ khi thấy mẹ phải vất vả làm lụng để nuôi nấng mik nên người. Thật vậy, người mẹ luôn là ng vất vả, bỏ mồ hôi công sức chăm lo cho gia đình thân thương yêu quý, qua những dòng thơ trên mà em đã thấu hiểu đc nỗi lòng xót xa của 1 đứa trẻ về ng mẹ thân mến. Trong đoạn có câu:"Hôm nay trời nắng như nung", nhờ có biện pháp so sánh mà tác giả đã khéo léo sử dụng trong câu thơ, giúp ng đọc cảm nhận đc cái nóng oi bức như được nung lên, sức nóng mà ng mẹ đã phải chịu đựng trong từng ngày làm việc. Ng mẹ đã phải phô ra bờ lưng dưới ánh nắng mà ta tưởng chừg còn trên cả chục độ, ấy vậy mà tất cả là vì gia đình và vì đứa con, mong sao cho con đc học hành chăm chỉ, cần cù rồi giúp ích cho đất nc. ......