Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu1: a)Đoạn thơ trên trích khi con Tu hú, tác giả là Tố Hữu.
b)Đoạn văn trên viết theo thể thơ Lục Bát
c)+Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên.
+Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường
Câu2:a)thuộc kiểu câu trần thuật xét về mục đích nói
b)Hành động nói trong đoạn văn sau là:
+ hành động trình bày.
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,
cảm nghĩ về tiếng việt
Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.
Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chân vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Giờ gia chơi đã giúp các bạn đỡ căng thẳng hơn .
Nắng gay gắt dần nhường chỗ cho những cơn mưa rả rích gắn liền với câu chuyện tình cảm động đẫm nước mắt của chàng Ngưu-nàng Chức. Vì thế tháng bảy còn gọi là tháng Ngâu, khi tôi còn bé nghe mọi người kể mưa Ngâu là trời khóc Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau sau ba trăm sáu năm ngày cách biệt, câu chuyện đó cứ theo tôi mãi cho đến tận bây giờ,... Mưa, hay phải chăng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của những người yêu nhau gặp nhau sau những ngày xa cách. Bởi vậy mưa làm lòng người thấy bâng khuâng, buồn và có chút hoài niệm, đánh thức mọi cảm xúc dường như ngủ quên trong những ngày hạ chói chang, mưa xoa dịu mặt đất nóng hổi, mưa thổi vào không khí những luồng gió mát trong lành.
Vì thế tháng bảy còn gọi là tháng của mưa và nắng của hai dòng cảm xúc đan xen nhau đó chỉ là quy luật bình thường của tự nhiên. Nắng và mưa không quá gần và quá xa, nhưng bất chợt một lúc nào đó ta ngỡ ngàng nhận ra không biết mình đã đi qua bao nhiêu mùa mưa-nắng để cứng cáp trưởng thành. Vì thế ta thêm yêu hơn những mùa mưa để biết những ngày nắng, có những ngày thật buồn để thấy giá trị của những ngày vui. Có vấp ngã để có những bước đi vững vàng, có sóng gió để có những phút thăng hoa của hạnh phúc.
Bởi thế tháng bảy trong tôi là tháng của yêu thương ta lại chuẩn bị đón một mùa Vu Lan nữa lại về bỗng nhiên trong lòng thấy vui lạ kì có lẽ ta lại đi tìm hành trình mới cho sự yêu thương trở về.
Mai Phương Nguồn: baobacninh.com
a) Tiếng nước chảy : ào ào , róc rách ,
b) Tiếng gió thổi : vi vu , vù vù
c) Tiếng cười : ha ha , hihi , hhe he , kha kha , hô hô
5 cau ma bn