K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2020

KHÁI NIỆM:

Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.

Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).

Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đề nghị mọi người cùng ủng hộ việc nghiên cứu, lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội có lịch sử 400 năm là Di sản Văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

7 tháng 12 2016

-Lễ hội là yếu tố văn hóa đặc biệt quantrongj trong đời sống xã hội của các dân tộc ít người ở Kon tum.Lễ hội của đồng bào ở kon tum có dáng vẻ riêng,mang tính địa phương.

-Các lễ hội em biết là:Lễ hội mừng năm mới, lễ hội máng nước, lễ hội nhà rông mới, lễ hội mừng lúc mới,..

7 tháng 12 2016

chắc vậy

14 tháng 4 2019

bằng tiếng việt hay tiếng anh bạn

18 tháng 11 2021

Vườn Treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cố đại được nhắc đến trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nó được ca ngợi là một thành tựu nổi bật về kỹ thuật xây dựng với một chuỗi vườn bậc thang, có đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng, tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn. Vườn treo được cho là được xây dựng tại thành phố cổ đại Babylon, gần thành phố Hillah tỉnh Babil, Iraq ngày nay. Tên của nó được lấy nguồn gốc từ chữ Hy Lạp kremastós (κρεμαστός có nghĩa là "treo qua"), dùng để chỉ những cây cối được trồng trên một cấu trúc trên cao như là ban công hay sân thượng.[1][2][3]

Theo một truyền thuyết, vườn treo nằm kế bên một cung điện rất lớn được biết đến với cái tên Kì quan của nhân loại, được xây dựng bởi Nebuchadnezzar II thời Tân Babylon (trị vì 605- 562 TCN), dành tặng cho vợ của mình, Amytis người Media, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương, nơi vốn có những ngọn đồi và thung lũng xanh tươi. Điều này được ghi chép lại bởi một tu sĩ người Babylon, Berossus, vào khoảng 290 TCN, sau này được dẫn lại bởi Josephus. Vườn treo cũng được gắn với vị nữ vương huyền thoại Semiramis, người được cho là đã trị vì Babylon vào thế kỷ thứ 9 TCN,[4] do đó còn có một tên gọi khác là Vườn treo của Semiramis.[5]

Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn chưa được xác định chính xác.[6] Không có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc tới vườn treo, và không có bằng chứng khảo cổ vững chắc nào được tìm thấy tại Babylon.[7][8] Có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, công trình chỉ là một huyền thoại, và các mô tả được nhắc đến trong ghi chép của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại như Strabo, Diodorus Siculus và Quintus Curtius Rufus đã tô vẽ một hình ảnh lý tưởng hóa về một khu vườn phương Đông.[9] Thứ hai, Vườn treo đã từng tồn tại tại Babylon, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong khoảng thời gian thế kỷ 1 TCN.[4][10] Thứ ba, khu vườn được nhắc đến trong truyền thuyết thực chất là khu vườn treo do vua Sennacherib của Assyria (704–681 TCN) xây dựng tại thủ đô Nineveh bên bờ sông Tigris, gần thành phố Mosul thời hiện đại.[1][11]

17 tháng 4 2019

Lễ hội Đống Đa.

30 tháng 4 2021

Sau sự kiện vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của thượng hoàng Trần Nhân Tông (đầu thế kỷ thứ XIV), biên giới phía Nam của nước Đại Việt đã đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ (Hồ Hán Thương) tiếp tục mở rộng bờ cõi đến cả Chiêm Động, Cổ Lũy (tương ứng vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay). Nhưng chiến lược di dân từ các vùng phía Bắc được các triều đại phong kiến Đại Việt trong thời kỳ này sơ khởi đã phải gián đoạn; phần thì do sự tranh chấp, thôn tính xảy ra liên miên giữa hai nước Việt- Chiêm, phần thì do quân Minh xâm lược đặt ách đô hộ nước ta.

Cho đến giữa thế kỷ XV, năm 1471, đại binh "Nam tiến bình Chiêm" của vua Lê Thánh Tông kéo vào triệt hạ kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành, đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, bắt đầu cho sự hiện diện chính thức của người Việt ở miền Trung. Tuy nhiên, phải đến thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ vùng Thuận Hóa- Quảng Nam thì sự nghiệp khai phá đất Đàng Trong thật sự bước vào thời cao điểm. Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, thoát khỏi ách kiềm tỏa của vua Lê- chúa Trịnh, thực hiện kế sách tạo dựng một khu vực quản chế độc lập, phát triển lâu dài, dựa vào ưu thế của vùng đất “Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng.
Để thu phục nhân tâm, có đủ sức đương đầu với thế lực hùng mạnh của chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã ban hành và thực thi hàng loạt các chính sách tích cực, xây dựng và củng cố uy lực của một thể chế chính quyền mới như: khuyến khích khai hoang, trọng dụng người tài, xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu… Đến thời các chúa Nguyễn kế nghiệp sau đó ở Đàng Trong cũng là thời kỳ phát triển rất mạnh của nền công nghiệp hàng hải mậu dịch quốc tế và là thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại Đông Á. Cùng với tài thao lược của các chúa Nguyễn đương thời, cộng đồng cư dân Hội An- xứ Quảng đã biết phát huy tính cần cù, trí thông minh, óc sáng tạo để xây dựng nên phố thị, làng quê ngày càng thêm trù phú.
Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở… nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tập nấp đến giao thương.
Từ một “Chiêm cảng” bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ vai trò trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên… trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong. Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng, Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia), Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin)…nối kết với Formosa (Đài Loan), Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống thương mại hoàn chỉnh của châu Á.

4 tháng 3 2017

Chùa : Bà Bụt , Phổ Nghiêm , Đại Tuệ , Cần Linh .

Đền thờ :

- Đền thờ Ông Hoàng Mười / Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Ông Hoàng Mười là một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ đã có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân.

- Đền Cờn / Đền thờ Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ, nhà Vua đã đánh thắng giặc. Từ đó về sau, người dân vùng biển mỗi khi ra khơi, nếu thành tâm vào Đền cầu khấn thì đều được bình an.

- Đền Quả Sơn / Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần khác. Thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được các nhà sử học đề cao, được xếp là một trong 9 vị danh nhân của đất nước Đại Việt.

- Đền Bạch Mã / Đền Bạch Mã là nơi thờ danh tướng Phan Đà - một vị tướng trẻ tài ba đã có công lao to lớn giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược trong những năm đầu thế kỉ XV. Theo sử cũ, thần Phan Đà đã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân tai qua nạn khỏi trong đợt dịch bệnh, phù trợ các triều đại phong kiến đánh thắng kẻ thù.

- Đền Cuông / Đền Cuông là ngôi đền thiêng thờ Thục An Dương Vương / Là một vị vua đã lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này

- Đền Hồng Sơn / Đây là nơi thờ tự của nhiều vị thần linh thiêng như: Vua Hùng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Quan Hoàng Mười, Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Quan Thánh Đế Quân…

Lễ hội :

- Hội đền Cờn

- Hội đền Quả Sơn

- Hội Hậu Luật

- Hội Hang Bua

- Hội Quỳnh

- Hội Thanh Đàm (rước hến)

- Hội Trằm

- Lễ hội đền Cuông

- Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi