Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khảo nhé! Sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm nhận được một dòng cảm xúc sâu lắng và ấm áp tràn ngập trong lòng. Bài thơ đã khéo léo đan xen những hình ảnh quen thuộc và những câu chuyện cổ tích để mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa về tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ.
Tôi cảm thấy lòng mình xuyến xao và ấm áp khi nhìn thấy hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Từng câu chữ tường thuật về bàn tay mẹ chăm sóc, về tiếng nói nhẹ nhàng và tình thương vô điều kiện đã làm tôi nhớ về những kỷ niệm đáng quý với mẹ của mình. Tôi nhận ra rằng không có gì có thể thay thế được tình yêu và sự hi sinh của một người mẹ.
Bài thơ cũng đã đánh thức những kí ức tuổi thơ và những câu chuyện cổ tích mà mẹ thường kể. Tôi nhớ lại những lần ngồi bên mẹ, lắng nghe những câu chuyện đáng yêu và tràn đầy sự sáng tạo. Đó là những khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi cảm thấy được yêu thương và an toàn trong vòng tay của mẹ.
Bài thơ cũng khiến tôi suy ngẫm về tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ. Dù có những khó khăn và vất vả, mẹ luôn hi sinh bản thân để chăm sóc và bảo vệ con cái. Tôi tự hào và biết ơn vì có một người mẹ tuyệt vời như thế.
Tổng thể, sau khi đọc bài thơ "Trở về với mẹ ta thôi", tôi cảm thấy tràn đầy lòng biết ơn và yêu thương dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí tôi một thông điệp về tình yêu và sự hy sinh của mẹ, và tôi sẽ luôn trân trọng và trân quý những giá trị ấy suốt cuộc đời.
Cậu tham khảo:
Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
tham khảo :
Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ gốc Huế, giác ngộ cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ, tham gia vào hàng ngũ của Đảng khi mới tròn 18 tuổi. Kể từ đó ta thấy có một sự thống nhất chặt chẽ giữa đường cách mạng và đường thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Ông được coi là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca kháng chiến, đưa thể loại thơ trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, cũng như tư tưởng. Vốn là một người con gốc Huế, gắn bó sâu sắc với vùng đất Nam Ai, Nam Bình, thế nên trong đời thơ của mình Tố Hữu đã từng nhiều lần đưa Huế vào các sáng tác của mình, Khi con tu hú chính là một trong những bài thơ như vậy, đây cũng là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của Tố Hữu trong những năm đầu làm cách mạng, làm thơ chính trị. Ở đó ta thấy bức tranh cảnh ngày hè được tác giả tái hiện một cách sinh động, tươi đẹp vô cùng trong 6 câu thơ đầu tiên.
Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét.
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Với một tâm hồn trẻ tuổi, còn nhiều bồng bột, thơ của Tố Hữu thời kỳ đầu thường nghiêng về sự trẻ trung thoải mái, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp rõ ràng trong từng vần thơ. Giữa lúc cuộc đời đang phơi phới tràn đầy lý tưởng cách mạng, sự hăng hái của tuổi trẻ còn chưa kịp thỏa đời chiến sĩ, thì Tố Hữu bị địch bắt giam và chưa biết ngày nào sẽ được thả ra. Trong khi ấy một tiếng chim tu hú gọi bầy vang vọng ngoài trời Huế, đã len lỏi vào song sắt, gợi cho tác giả nhiều cảm xúc, từ đó vẽ nên một bức tranh mùa hạ sống động và tuyệt vời. Rõ ràng ta có thể từ hoàn cảnh sáng tác mà nhận ra rằng bức tranh của Tố Hữu là do bản thân ông tưởng tượng ra sau nhiều năm gắn bó với Huế, chứ không phải được thấy từ sự quan sát trực tiếp. Tuy nhiên tuổi trẻ, tài năng và niềm yêu cuộc sống đã giúp Tố Hữu gợi ra tất cả chỉ từ một tiếng tu hú gọi bầy, bằng những dòng thơ lục bát truyền thống, nhịp nhàng, thanh thoát, đã mở ra một thế giới thật khoáng đạt, tràn trề nhựa sống. Từ tiếng tu hú kêu, tác giả dường như đã nhìn thấy những cảnh sắc thật tiêu biểu của mùa hạ ở một vùng nông thôn Huế, ấy là mùa lúa chiêm đang chín vàng trên những cánh đồng rộng lớn, là những thức trái cây đang nhạt dần chờ ngày thu hái, là tiếng ve râm ran rộn rã cùng cất lên dàn đồng ca mùa hạ, là khung cảnh những trái bắp vàng cam được phơi đầy khắp sân nhà, là cảnh trời xanh cao trong vắt, không một đám mây và điểm xuyết trên ấy là những cánh diều sáo nhịp nhàng bay lượn, tiếng sáo diều đã tưởng thấu tận trời xanh, khuấy động trong lòng tác giả. Có thể thấy rằng chỉ bằng một tiếng tu hú "Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...", đã mang đến cho tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng thật nhiều mộng tưởng, vốn chỉ là bức tranh trong lòng người nhưng sao lại có thể khoáng đạt, đẹp đẽ, tuyệt vời với những gam màu rực rỡ, sống động, nhiều âm thanh đến thế. Còn có mùa hạ nào đẹp hơn mùa hạ trong chính lòng người nữa, giữa cảnh lao tù chật hẹp, im ắng, nóng bức thế mà người chiến sĩ vẫn có thể thấy những sắc vàng, sắc đỏ, sắc đào, sắc xanh của vạn vật, đôi tai vẫn dường như nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng sáo diều vút cao, và tâm hồn người dường như đã rời khỏi chốn lao tù khổ hạnh để tìm đến với "Trời xanh càng rộng càng cao", như những con diều sáo thỏa sức bay lượn, cấp cho đời những âm thanh thật vang vọng thật tươi đẹp. Như vậy có thể thấy rằng, ở sáu câu thơ đầu đơn giản chỉ là một bức tranh tả cảnh, một tấm màn hồi ức tươi vui của Tố Hữu, nhưng ta cũng dễ dàng nhìn ra sau đó là cả một tâm hồn tươi trẻ, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương, bởi lẽ nếu không yêu, không nhớ người ta sẽ chẳng bao giờ vẽ nên một bức tranh quê đẹp đẽ và sống động đến thế. Không chỉ vậy từ trong bức tranh thiên nhiên tràn ngập âm thanh, màu sắc ấy ta còn nhận ra cả một tấm lòng khao khát tự do, bay nhảy đến mãnh liệt. Có lẽ rằng hơn bao giờ hết, tiếng tu hú gọi bạn, gọi hè đã nhắc nhở người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi một điều quan trọng ấy là thời gian đang dần trôi đi, xuân qua hè đến, chẳng chốc thu tới đông lại về, làm sao có thể chấp nhận cảnh tù đày, chôn chân trong khi đời cách mạng mới chớm vẫn còn dang dở. Thế nên nhà thơ khao khát quá cái mùa hè ngoài kia, khao khát được nhìn thấy khung trời rộng lớn, khung trời cách mạng vô cùng, mà tiếng chim tu hú lại càng kêu như giục giã, khiến tác giả không khỏi bồi hồi, nóng nảy. Bên cạnh việc mang đến những cảnh sắc mùa hè tiêu biểu, đầy âm thanh, màu sắc của sự sống thì nghệ thuật sử dụng phép liệt kê, gieo vần, dùng những hình ảnh, từ ngữ tuy giản đơn nhưng rất gợi hình, gợi cảm đã khiến cho bức tranh mùa hè càng thêm sống động, tràn ngập niềm vui sống, cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tâm trạng lạc quan, yêu đời, khao khát tự do cháy bỏng của người tù chính trị trong hoàn cảnh tù đày ngặt nghèo.
Khi con tu hú là một trong những bài thơ hay mở đầu cho chặng đường thơ ca trữ tình chính trị lắm vẻ vang của Tố Hữu, có thể thấy rằng đánh giá ông là một nhà thơ lý tưởng trong nền văn học hiện đại Việt Nam cũng không có gì là quá lắm. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.
Bài thơ "Lên thăm nhà Bác" của Hằng Phương là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh lòng kính trọng và yêu mến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài thơ, tác giả miêu tả chuyến thăm nhà Bác ở những ngày hè tươi đẹp, nơi mà mỗi chi tiết nhỏ đều chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc. Ngôi nhà Bác hiện lên giản dị nhưng ấm áp, với hình ảnh khu vườn xanh mát và những kỷ vật giản đơn, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử đầy tự hào. Đặc biệt, sự chú trọng vào những chi tiết như cây xanh, phòng làm việc, và các kỷ vật của Bác không chỉ tạo nên một không gian sống động mà còn nhấn mạnh sự giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ. Qua đó, bài thơ không chỉ là một chuyến thăm quan, mà còn là một bài học về lòng yêu nước, sự hi sinh và tinh thần trách nhiệm. Bằng những hình ảnh chân thực và cảm xúc chân thành, Hằng Phương đã thành công trong việc truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự kính trọng và tình yêu đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.