Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn thay \(x=0\) vào thì \(y=0\) ko phụ thuộc vào a nên đây là điểm cố định
Tốn thời gian hơn thì ta làm như sau:
Giả sử \(A\left(x_0;y_0\right)\) là điểm cố định của hàm số
\(\Rightarrow y_0=ax_0^2\) \(\forall a\)
\(\Leftrightarrow ax_0^2-y_0=0\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0^2=0\\-y_0=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow A\left(0;0\right)\)
Quy tắc tìm điểm cố định thông thường mà bạn?
Dạng \(m.f\left(a;b\right)+g\left(a;b\right)=0\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}f\left(a;b\right)=0\\g\left(a;b\right)=0\end{matrix}\right.\)
Chắc phải có điều kiện \(a\ne0\)
\(\left\{{}\begin{matrix}\frac{4a.\left(-1\right)-b^2}{4a}=\frac{3}{4}\\64a+8b-1=-1\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-4a-b^2=3a\\64a+8b=0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b^2=-7a\\a=-\frac{1}{8}b\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow b^2=\frac{7}{8}b\Rightarrow b=\frac{7}{8}\Rightarrow a=-\frac{7}{64}\)
Vậy hàm số có pt: \(y=-\frac{7}{64}x^2+\frac{7}{8}x-1\)
\(y=ax^2+\left(a-1\right)x-6a\)
\(\Leftrightarrow a\left(x^2+x-6\right)-\left(x+y\right)=0\)
Gọi \(M\left(x_0;y_0\right)\) là điểm cố định của đồ thị hàm số
\(\Leftrightarrow a\left(x_0^2+x_0-6\right)-\left(x_0+y_0\right)=0\) \(\forall a\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0^2+x_0-6=0\\x_0+y_0=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}x_0=2\\y_0=-2\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}x_0=-3\\y_0=3\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
Vậy đồ thị hàm số luôn đi qua 2 điểm cố định là \(\left(2;-2\right)\) và \(\left(-3;3\right)\)
Bạn ghi sai đề, với đề thế này thì đồ thị ko đi qua bất kì điểm cố định nào cả
\(y=ax^2+\left(a-1\right)x-6a\) thì mới có khả năng đi qua 2 điểm cố định
Giúp mình với ạ
CMR: Đồị của hàm số y= ax2 và đồ thị của hàm số y= ax2 +bx+c (a khác 0) tương tự nhau
Đặt (P) : y = ax2
(P') : y = ax2+bx+c
Ta có : (P') : \(y=ax^2+bx+c=a\left(x^2+\frac{2.x.b}{2a}+\frac{b^2}{4a^2}-\frac{b^2}{4a^2}\right)+c\)
\(=a\left(x+\frac{b}{2a}\right)^2+c-\frac{b^2}{4a}=a\left(x+\frac{b}{2a}\right)^2-\frac{b^2-4ac}{4a}\)
Đặt \(p=\frac{b}{2a}\) , \(q=-\frac{b^2-4ac}{4a}\) thì khi đó
\(\left(P'\right):y=a\left(x+p\right)^2+q\)
Điều này có nghĩa là ta tịnh tiến (P) sang phải p đơn vị , tịnh tiến lên trên q đơn vị thì được (P') => (P') thực chất là "phép tịnh tiến" của (P)
Từ đó bạn rút ra được điều phải chứng minh nhé!
Cách chứng minh trong SGK có viết rất rõ rồi , bạn tham khảo nhé !
Mình quên mất ,bạn chú ý rằng các giá trị a,b,c chưa xác định do vậy ta chỉ cần nói (P') là phép tịnh tiến của (P) thôi nhé, còn trái phải lên xuống chưa rõ ^^
Lời giải:
Đồ thị hàm số đi qua \(A\left(1; \frac{11}{2}\right)\Rightarrow \frac{11}{2}=a+3+c\)
\(\Leftrightarrow a+c=\frac{5}{2}\)(1)
\(y=a(x+\frac{3}{2a})^2-\frac{9}{4a}+c\)
Từ đây ta thấy đồ thị hàm số có cực trị (cực đại hoặc cực tiểu) xảy ra tại \(x=\frac{-3}{2a}\)
Do đó, ĐTHS có hoành độ đỉnh (điểm cực trị ) bằng -1 khi mà \(\frac{-3}{2a}=-1\Leftrightarrow a=\frac{3}{2}\) (2)
Từ (1)(2) suy ra $c=1$
Vậy hàm bậc 2 là: \(y=\frac{3}{2}x^2+3x+1\)