Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Ý 1: trên là Ý 2
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
- Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:
+ Vào đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh; Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…
+ Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong; Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác; Mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm; Những màu xanh tươi hiện lên bầu trời chứ không còn là nền trời đùng đục như pha lê mờ; Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy hoa; Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng
- Không gian gia đình:
+ Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên,.. Tuy miệng chẳng nói ra nhưng lòng thì cảm thấy không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
+ Người ta dần trở về với những bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờiTuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình”. Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.
2) a) Bài thơ được viết ở thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt, theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.
Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.
Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.
Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.
Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.
Tín hiệu gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình là: "nắng mới"hắt bên song, gà trưa gáy"não nùng
Qua đó ta thấy được cảm xúc nhung nhớ tiệc nuối của tác giả khi nhớ về một thời đã qua. Giờ đây nhân vật trữ tình đang sống trong những giây phút hồi tưởng quá khứ
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.