K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2018

a, Từ nối " Nói như vậy" : quan hệ suy luận, giải thích

b, Từ "Thế mà" : quan hệ tương phản

c, Từ "cũng cần" nối đoạn 1 với đoạn 2: mối quan hệ tăng tiến

Từ "tuy nhiên" nối doạn 2 với đoạn 3: quan hệ tương phản

8 tháng 4 2019

a, Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói ( ý rằng thách cưới nặng quá)

b, Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích

c, Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu)

26 tháng 10 2017

a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)

b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng

c, Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

d, Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.

e, Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

12 tháng 5 2018

a, Dấu ngoặc đơn để giải thích nghĩa cho các từ Hán Việt

   + "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát không thể khác)

   + "định phận tại thiên thư" (định phận tại sách trời)

   + "hành khan thủ bại hư" ( chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)

b, Dấu ngoặc đơn ở đây để giải thích thêm, chú thích thêm về chiều dài cây cầu

c, Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm thông tin

21 tháng 12 2019

Sau từ "rằng" có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm

   + Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

   + Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

19 tháng 9 2017

Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:

  - Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng ( mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ- nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.

  - Yếu tố miêu tả:

    + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.

    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao

    + Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc

    + Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc

    + Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.

  b, Mục đích của văn bản nhằm khẳng định "các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn thiên truyện anh hùng đẹp." Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi bật luận điểm này.

22 tháng 10 2017

a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)

b, Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c, Câu ghép

+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

15 tháng 9 2017

- Hai câu ghép:

   + "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"

   + "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"

- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.

- Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:

   + Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật

   + Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già

   + Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.

15 tháng 10 2017

- Câu ghép:

Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.

Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

   + Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.

b, Câu ghép:

Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.

Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

   + vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)