Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống và những con người chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
Tham khảo!
Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
Văn bản đã gợi cho em về một nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường đấu tranh vì độc lập, hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.
- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.
– Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.
– Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.
Từ xưa đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống chung quanh. Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã hội. Môi trường tự nhiên đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Sống trong một không gian khoáng đãng, không khí trong lành; được uống những dòng nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the,... thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm, ít mắc phải những bệnh nan y và đặc biệt là tuổi thọ của chúng ta sẽ được kéo dài. Và ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt, chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như ung thư, chúng ta không thể sống lâu được.Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường. Nạn chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất chuồi, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Nạn các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những kênh hồ đã làm nên những dòng sông chết, những kênh rạch chết. Còn đâu dòng nước trong xanh, từng đàn cá lội như ngày xưa nữa, đất đai ven những con sông nay không còn trồng trọt được. Chúng ta cần lên án, cần đòi hỏi luật pháp trừng trị thích đáng những kẻ chỉ vì cái lợi nhỏ cho cá nhân, gia đình mà đang tâm dùng những hóa chất độc hại cho vào thức ăn, gieo rắc bệnh tật và chết chóc cho hao nhiêu người khác. Tóm lại, môi trường hiện nay là một vấn đề lớn, được cả thế giới quan tâm. Mỗi con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn được trong sạch, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vậy.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA^.^
Tham khảo:
Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.
Có lẽ, “tiếng trống trường giục giã” của đời thực đã khơi nguồn cảm hứng và làm cho người thơ “bỗng nhớ”, nhớ đến da diết cái thuở chung trường, chung lớp, chung những vui buồn tuổi học trò. Vẫn biết tuổi thơ một đi không trở lại và người thơ đã “có cả cuộc đời rồi”, thế mà Chử Văn Long vẫn mở một lối về cho nỗi nhớ. Hiển hiện trên trang thơ của anh là một nỗi khát thèm được sống lại “thêm một lần”, “thêm một lần nữa” những gì tuổi thơ anh đã trải.
Tôi có cảm giác bài thơ được viết liền mạch trong một xúc cảm dào dạt, tuôn chảy tự nhiên, không câu nệ ngôn từ hay cách cấu tứ. Anh không cố tình tái hiện những gì đã thành kỷ niệm nên hình ảnh thơ chỉ là những ảo ảnh hiện về trong nỗi niềm tiếc nhớ đến khôn nguôi.
Nhớ đến quay quắt “Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi/ Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng/ Tiếng trống trường giục giã những mùa thi” đã làm dội lên lên trong anh ước muốn được gặp lại bạn bè, được về thăm thầy cũ sau bao năm cách biệt. Dường như anh ý thức được cái điều chỉ “vừa mới đấy” thôi mà giờ đã thành điều không thể nên tiếng thơ ray rức đến quặn lòng. Những khổ thơ liên tiếp nhau đều bắt đầu bằng nghi vấn: “sao chẳng về tụ lại”, “sao chẳng thể thêm lần gặp nữa”, “sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “sao không thể cùng về thăm thầy cũ”... mà như thấm nỗi đau của người trong cuộc. Và đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là cả một nỗi niềm:
Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau
Thì ra, tiếng trống ấy bao năm rồi vẫn còn giục giã trong anh. Và cứ thế anh khát thèm thêm lần gặp nữa để được “ngồi chung bàn chung ghế như xưa/ Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng/ Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ”. Người thơ còn muốn gọi về cả những tháng ngày “trọ học thổi cơm chung” để “ngồi lại thêm một lần so đũa/ Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm”. Quả là “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau/ Đẹp như là không đâu vào đâu”(*). Có thể nói, một chút buồn nhớ đã làm cho tiếng thơ thật đến nao lòng. Cũng được viết với mạch cảm xúc ấy song ta có cảm giác như Chử Văn Long đã để người thơ làm chủ tình cảm, nhận ra chân giá trị của “từng hồi trống” vang lên từ “cái trống da trâu thay bọc lại bao lần” mà hơn một lần cảm được ơn sâu người thầy cũ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...”
Như một hồi trống dài được nhắc lại bằng đôi ba tiếng rành rõ, bài thơ khép lại bằng đôi câu: “Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Phải chăng đó là sự lặp lại cần thiết để khẳng định một điều đã thành qui luật cuộc đời? Và tôi bỗng nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Duy:
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi
dù chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè...
Bạn tham khảo nha:
Âm thanh gần gũi, thân thương của tiếng trống trường làng vẫn luôn gắn liền với những năm tháng tuổi thơ và còn vang vọng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Những giai điệu trầm bổng ấy vẫn hằng đánh thức hồn người, gợi nhớ những kỷ niệm tuổi học trò, gợi nhớ hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường xưa…