K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2020

Nằm sau những con đường dài quanh co và những quả đồi “bát úp” đặc trưng địa hình của vùng trung du, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ của thiên nhiên và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

VQG Xuân Sơn nằm ở khu vực Tây Nam của tỉnh Phú Thọ; trên vùng tam giác ranh giới giữa ba tỉnh : Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, cách TP Việt Trì 90km và thủ đô Hà Nội 120km. Vườn được thành lập từ năm 2002 với diện tích lên tới 15.048 ha; gồm 3 phân khu chức năng chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha.

VQG Xuân Sơn có cảnh quan rất đa dạng gồm rừng nghiến trên núi đá vôi, rừng chò chỉ, rừng lùn trên núi Ten và núi Cẩn, Thác Ngọc, Thác Chín tầng như dải lụa trắng giữa đại ngàn. Với kiến tạo địa chất bởi núi đá vôi (hơn 3000 ha núi đá) đã hình thành ra trên 50 hang động lớn nhỏ khác nhau, mỗi hang động có một vẻ đẹp độc đáo riêng và gắn với nhiều câu truyện truyền thuyết của địa phương. Bởi nằm trên những dãy núi dài có độ cao từ 200 đến 1.300m so với mặt nước biển, VQG Xuân Sơn là một trong số ít khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao, có thảm thực vật đa dạng phong phú bậc nhất nước ta và ở châu Á. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tại VQG Xuân Sơn có 1230 loài thực vật, trong đó có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và quốc tế, có 370 loài động vật với nhiều loài quý hiếm như báo gấm, sơn dương, gấu ngựa...

Khí hậu ở khu vực này quanh năm mát mẻ, trong lành với nền nhiệt trung bình 21o C. Đặc biệt, nơi đây là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số người Dao và Mường với những phong tục tập quán truyền thống lâu đời, đặc sắc nên VQG Xuân Sơn có nhiều lợi thế để phát triển tiềm năng du lịch sinh thái. Với những đặc điểm như vậy, VQG Xuân Sơn được coi là “kho vàng xanh”, là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Phú Thọ.

24 tháng 4 2020

mình không viết được nhưng sẽ cho bạn gợi ý:

Vườn quốc gia có diện tích vùng lõi 15.048ha và 18.639ha vùng đệm, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737ha, phân khu dịch vụ - hành chính 212ha; trải rộng trên địa bàn các xã Xuân Sơn, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Kim Thượng, Xuân Đài, thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Hệ thực vật ở rừng quốc gia Xuân Sơn phong phú với 1.259 loài bậc cao có mạch, thuộc 699 chi, 185 họ, 6 ngành. Trong đó, 47 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 3 loài được ghi trong sách đỏ thế giới. Đặc biệt, rừng chò chỉ ở đây là một trong những rừng chò chỉ giàu đẹp bậc nhất miền Bắc; và có trên 660 loài cây thuốc, 300 loài rau ăn.

- Hệ động vật đa dạng với 370 loài động vật có xương sống, trong đó: 94 loài thú gồm 22 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, 223 loài chim với 9 loài quý hiếm cần được bảo vệ, và 53 loài bò sát ếch nhái.

Nằm trong quần thể Vườn quốc gia Xuân Sơn còn có 3 đỉnh núi cao trên 1.000m là núi Voi, núi Ten và núi Cẩn; cùng hàng chục hang động đã được phát hiện, có thạch nhũ lung linh, muôn hình vạn trạng. Hệ sông suối có Sông Bứa với các chi lưu tỏa rộng ra khắp vùng (lớn nhất là Sông Vèo và Sông Giày) hình thành nhiều thác nước, hòa quyện màu trắng bạc với màu xanh của rừng già, tạo nên phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Quanh Vườn quốc gia là các bản người Mường, người Dao sinh sống lâu đời, với những bản sắc văn hóa riêng có, và lối sống đậm nét cổ truyền. Đây còn là quê hương của gà 9 cựa mà tưởng chỉ có trong truyền thuyết.

Ngoài ra, một ngày ở Vườn quốc gia khí hậu thay đổi 4 mùa: buổi sáng mát mẻ trong lành như mùa xuân, trưa đến nắng ấm như mùa hạ, chiều về hiu hiu như gió mùa thu, và đêm xuống lại lạnh se sắt như mùa đông.

Đến khám phá Vườn quốc gia Xuân Sơn, bạn sẽ có dịp thử thách băng rừng lội suối, chinh phục các đỉnh núi cao, thỏa thích ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã với cảnh sắc tươi đẹp, và tận hưởng bầu không khí trong lành khoáng đạt.

- Hay đến chiêm ngưỡng các hang động bí ẩn như: hang Na, hang Lạng, hang Lun, hang Cỏi, hang Sơn Dương, hang Thổ Thần, hang Thiên Nga... với muôn vàn nhũ đá kỳ ảo; và vẻ đẹp của thác Chín Tầng, thác Ngọc, thác Lưng Trời...

Sau đó, bạn có thể tới thăm các bản làng ở Vườn quốc gia như: bản Cỏi, bản Lạng, bản Dù, bản Bến Thân... tìm hiểu cuộc sống mộc mạc, dung dị của người dân tộc bản địa. Bạn còn được mục sở thị giống gà nhiều cựa lạ mắt, tuy đủ 9 cựa thì ít nhưng 7-8 cựa thì vẫn còn nhiều, được nuôi thả quanh nhà.

- Rồi trò chuyện giao lưu, thử làm các công việc hằng ngày cùng người dân như: đan lát đồ dùng, dệt thổ cẩm, ủ men nấu rượu, đánh bắt cá ngoài suối, hái lá thuốc tắm, chế biến các món ăn miền sơn cước, và tham gia sinh hoạt văn hóa như đâm đuống, múa xòe... sẽ là những trải nghiệm thú vị trong chuyến khám phá.

Và trước khi rời Vườn quốc gia, bạn có thể dạo một vòng quanh chợ, nơi bày bán nhiều mặt hàng của các dân tộc quanh vùng như: sản vật địa phương, thổ cẩm, và rất nhiều các loại cây thuốc, thảo dược của núi rừng...

7 tháng 3 2020

Ôn tập ngữ văn lớp 8

25 tháng 11 2021

Dù ai đi ngược về xuôi, 

 Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba 

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. 

8 tháng 2 2018

Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là "miệng nguồn". Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở vềTổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê Nin, núi Các Mác.
- Khuổi Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Khu di tích cách mạng Pắc Bó (Cao Bằng) lưu giữ di tích và kỷ vật về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người mới về nước từ tháng 2 đến cuối tháng 3.1941. Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45km. Trên đường tới tham quan khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Ðồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
Bước chân vào khu di tích Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây. Sau khi được hướng dẫn viên thuyết minh các hiện vật trong nhà trưng bày, du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững như hóa thân của chân lý cách mạng. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.

3 tháng 12 2017

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.


28 tháng 1 2018

Thắng Cảnh Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú. Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guĩ với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây tràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời... Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ 2 months ago người đồng hương st Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông). Đây là một trong 27 vườn quốc gia ở Việt Nam và được đánh giá là "Hòn ngọc của đồng bằng sông Cửu Long" do có hệ sinh thái đất ngập nước rộng hơn một triệu ha của vùng Đồng Tháp Mười. Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích thu nhỏ được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.588 ha (vùng lõi) và có trên 20.000 ha vùng đệm bao quanh có dân cư sinh sống thuộc 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ và hàng chục kênh rạch lớn nhỏ. Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim nước trú ngụ, trong đó có 16 loài chim quý hiếm 2 months ago IT-bách koa toàn thu VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM: vườn quốc gia Việt Nam, được thành lập đầu tiên là Khu Bảo tồn Thiên nhiên theo Quyết định số 47/TTg, ngày 2.2.1994 của thủ tướng Chính phủ và sau đó được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29.12.1998 của thủ tướng Chính phủ. VQGTC phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40’ - 10o47’ vĩ Bắc, 105o26’ - 105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông Mêkông. Tổng diện tích 7.588 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 688 ha, khu phục hồi sinh thái 653 ha và khu dịch vụ 46 ha. Là vườn quốc gia đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam. VQGTC là một trong những nơi sót lại cuối cùng của hệ sinh thái vùng lau sậy ngập nước đã từng che phủ 700 nghìn ha diện tích đất tự nhiên trước đây của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Trước đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Cửu Long vào vùng Đồng Tháp Mười và đây cũng là vùng ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong suốt 7 tháng. Ngày nay, do có hệ thống kênh mương thay đổi, thời gian ngập lũ đã bị rút ngắn và không ổn định về mức nước. Thảm thực vật của VQGTC không đồng nhất, gồm đồng cỏ năn ngập nước theo mùa, đầm sen, vùng sình lầy ngập nước và rừng tràm (Melaleuca sp.) tái sinh. Trong số các quần xã cỏ dại, đáng chú ý là quần xã lúa trời (lúa ma - Oryza rufipogon). Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao. Hệ động vật có 198 loài chim, trong số đó có 16 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (Grus antigone), ô tác (Houbaropsis bengalensis) cùng nhiều loài chim di cư khác. Về thuỷ sinh, đã phát hiện 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá. Đối tượng bảo tồn là hệ sinh thái rừng tràm đất ngập nước Đồng Tháp Mười, sếu đầu đỏ, ô tác và các loài chim di cư. 2 months ago IT-du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương. 1 month ago Tí Đất nước Việt Nam chúng ta thật tươi đẹp! Tôi mong một ngày nào đó được đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim!

21 tháng 1 2019

b tham khảo các bài văn mẫu trên này cũng ok nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/viet-bai-tap-lam-van-so-5-van-thuyet-minh

21 tháng 1 2019

ko đc bạn ơi. mik ko vào đc

20 tháng 7 2016

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ. 

20 tháng 7 2016

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
 
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
 
Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).
 
Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.
 
Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
 
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
 
Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
 
Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.
 
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
 
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.