Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là
cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
Bạn tham khảo :
Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058′ – 107022′ kinh độ Ðông và 20045′ – 20050′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
Trả lời:
Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”
Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác bài này. “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó
Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”
Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang.
Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn
P/s: Nguồn elib.vn
~Học tốt!~
Tham khảo nhé bn
Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”
Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác bài này. “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó
Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”
Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang.
Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn
hok tốt !
^_^
Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là "miệng nguồn". Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở vềTổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê Nin, núi Các Mác.
- Khuổi Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Khu di tích cách mạng Pắc Bó (Cao Bằng) lưu giữ di tích và kỷ vật về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người mới về nước từ tháng 2 đến cuối tháng 3.1941. Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45km. Trên đường tới tham quan khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Ðồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
Bước chân vào khu di tích Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây. Sau khi được hướng dẫn viên thuyết minh các hiện vật trong nhà trưng bày, du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững như hóa thân của chân lý cách mạng. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.