Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài: Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:
- Với HS lớp 12 - những HS cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.
- Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận sau này.
b. Thân bài:
* Giải thích “nghề “: Là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.
* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:
- Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:
- Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực …
- Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …
- Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:
- Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.
- Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm …
- Quan điểm chọn nghề: (HS trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa dẫn chứng)
- Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân
- Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (chiều cao, sức khỏe, tài chính, lý lịch,...)
- Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.
- Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình
–> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống sung túc, ổn định “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
- Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (HS tự do trình bày tuy nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã hội)
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.
- Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.
c. Kết luận: Khái quát lại vấn đề …
Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng của nghề nghiệp? Nó là một thứ không thể thiếu ở bất cứ con người nào, bởi con người không thể tồn tại nếu không có lao động, lao động tạo nên nghề nghiệp.
+Nghề nghiệp là thứ mà con người lựa chọn, chính vì thế :Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.Thân bài: Nghề nghiệp là gì?
+Nêu lên tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay, nghề nghiệp có quyết định lên tính cách của con người hay không, hay con người quyết định nghề nghiệp.
+Nghề nghiệp tạo nên điều gì trong cuộc sống, nếu không có nghề nghiệp con người có tồn tại được không ?
+Khẳng định lại tầm quan trọng của nghề nghiệp từ xưa đến nay : Ông cha ta đã coi trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nghề nghiệp là do con người lựa chọn, chính vì vậy mỗi người sẽ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như trình độ của chính mình trong cuộc sống.
+Suy nghĩ của anh chị về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.
+Câu trên là đúng hay sai, lý giải quan điểm của bản thân
+Đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, tại sao nó đúng, và tại sao nó sai.
+Lấy dẫn chứng từ cuộc sống, con người đã biểu hiện và thực hiện nó như thế nào ?
+Nghề nghiệp do con người lựa chọn và nghề nghiệp có sự phân biệt không?
+Anh chị có suy nghĩ như thế nào về suy nghĩ: “ Mọi sự nghiệp đều như nhau, không có cái nào là cao quý, và không có cái nào là thấp hèn” Anh chị có đồng ý với ý kiến đó không
+Xưa kia dân ta đã có câu: “ Nghề giáo là nghề cao quý trong tất cả các nghề, ngày nay em có còn đồng ý với câu nói đó hay không”.
+Nêu dẫn chứng từ cuộc sống: Con người biểu hiện như thế nào: Mặt đúng của vấn đề, suy nghĩ tích cực, rèn luyện bản thân, tích lũy vốn tri thức….
+Mặt sai của vấn đề: “ nhiều người lại có hành động và cách hiểu sai về vấn đề, từ đó lại có những hành động chưa đúng đắn về nghề nghiệp của mình.
Kết Bài: +Khẳng định lại một lần nữa, vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người.
+Khẳng định mặt đúng của câu nói trên, và trình bày quan điểm của cá nhân trong việc thực hiện mặt đúng của vấn đề.
Em tham khảo nhé !!
Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mong từ thuở bé là được làm nghề này, công việc kia. Nhưng đối với tôi, tôi muốn chọn nghề bác sĩ trong tương lai. Nghề y và nghề giáo là những nghề có mặt sớm nhất và được mọi người biết đến đông đảo nhất. Từ xưa đã xuất hiện rất nhiều những danh y nối tiếng khắp vùng như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,.... Người ta thường gọi bác sĩ là lương y, vì sao lại được gọi như vậy? Công việc của một bác sĩ thường ngaỳ là chữa bệnh cứu người, những người bệnh từ nặng đến nhẹ. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng rất ý nghĩa. Người xưa thường nói " Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", vậy nên bác sĩ là một nghề cao quý. Thấy được tầm quan trọng của nghề y mà nhà nước ta đã chọn ngày 27/2 hàng năm là " ngày thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh những đóng góp, những công sức của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chữa bệnh cứu người.
- Phương pháp nêu ví dụ, phân tích
Có lẽ trên thế gian này ai cũng cô một ước mơ riêng,một ngành nghề riêng mà chúng ta vẫn đang cố gắng,nỗ lực để theo đuổi.Tôi cũng vậy,và nghề tôi vẫn đang theo đuổi là nghề y,theo như tôi thấy nghề này rất cao cả,vĩ đại.Tôi nghĩ rằng nghề y có thể chữa bệnh cho mọi người xung quanh,tôi rất bấy làm ngưỡng mộ các bác sĩ như bác sĩ Nguyễn Văn Thạch,Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Viết Tiến,.....Tôi thấy họ rất dũng cảm,cao cả và rất vĩ đại hết lòng giúp đỡ người bệnh vậy nên khi trưởng thành tôi cũng muốn chở thành một bác sĩ giỏi để giúp đỡ nhân dân.
Bài nói tham khảo
Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi đến tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi thời đại. Mỗi một con người sinh ra lại có năng lực và trí tuệ khác nhau dẫn đến việc chọn ngành nghề của mỗi người mỗi khác.
Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao, làm nhanh, có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc ổn định, yên bình. Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau; chúng ta cũng cần cố gắng hết sức mình để hoàn thành trọn vẹn nhất có thể. Là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, trở thành một con người có ích cho quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một bộ phận thanh niên nhỏ sống buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi rơi vào tệ nạn xã hội. Lại có những người chọn cho mình công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,… gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính người làm mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hộ.
Chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì nó sẽ đi theo ta, trang trải cho ta cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời.
Bài văn tham khảo :
Ở Việt Nam, cây lúa không còn xa lạ gì với người nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với lúa. Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.
Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Dàn ý tham khảo :
- Nghề trồng lúa lâu đời, đồng bằmg Sông Hồng, Cửu Long, vựa lúa cả nước.
- Hai vụ lúa
- Nhiều giống lúa
- Nguồn sống loài người
- Nghề trồng lúa là nghề căn bản nhà nông
- Cây lúa -> trồng -> gieo -> cấy -> phát triển -> thu hoạch
- Hạt gạo ăn, làm bánh, xuất khẩu.
- Rơm rạ, chất đốt, chăn nuôi, lộp nhà, làm nấm.
- Cảm nghĩ cây lúa quê em
-Một vài ý tưởng :
Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, bông đâm ra gọi là đòng, hạt lúa non là cốm, hạt lúa già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu; gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng,... Cây lúa lại có nhiều loại: nếp, tẻ, mùa, chiêm... Trong số các loại lúa, khi xưa, người Việt dùng lúa nếp là chính, trong lúa tẻ thì lúa mùa là chính.
-Các câu ca dao , tục ngữ về lúa :
+Người sống về gạo, cá bạo về nước
+Cơm tẻ mẹ ruột
+Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường.
+"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống; họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu rượu" (sách Quảng Đông có chép )
+"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết)
-Có hai vụ lúa chính : vụ chiêm và vụ xuân.
-Lợi ích, công dụng của cây lúa :
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, Nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ
Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Song song với hình ảnh con trâu, cây lúa đã đi sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân qua thơ ca, ca dao tục ngữ, văn học, âm nhạc...
Một số kinh nghiệm tôi rút ra sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn của giới trẻ hiện nay:
- Cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để biết được giới trẻ hiện nay ưa thích nhóm ngành nghề nào.
- Khi thuyết trình nên sử dụng bảng biểu, đồ thị và nên có những phỏng vấn ngắn.
- Điều hành cuộc thảo luận theo đúng thời gian quy định, biết ngắt khi cần thiết.
- Nên tạo ra cuộc trao đổi giữa người nói và người nghe.
- Nói chậm hơn.
Một số kinh nghiệm có thể rút ra như sau:
- Điều tra cần phải chọn đúng thời điểm và chuẩn bị sẵn câu hỏi trước khi phỏng vấn
- Cần tìm những số liệu cụ thể mang tính chính xác và sát với thực tế nhất
- Khi thuyết trình cần nói lưu loát rõ ràng để người nghe nắm bắt được nội dung dễ dàng hơn.
Hướng dẫn viên du lịch là một nghề mà người hướng dẫn viên sẽ sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, giải thích, hướng dẫn, giải đáp cho khách du lịch về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh du lịch và các nội dung liên quan khác cần giải đáp cho khách du lịch hiểu.
Một mặt khác hướng dẫn viên du lịch cũng là người hướng dẫn đoàn, lên kế hoạch di chuyển và tập trung, làm các thủ tục liên quan đến vé vào cửa tại các điểm du lịch cần mua vé cho đoàn thăm quan.
Nghề hướng dẫn viên du lịch là một nghề được xếp trong top các nghề có sự phát triển bền vững lâu dài và hứa hẹn trong tương lai. Hướng dẫn viên du lịch sẽ được đi đó đây, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền đất nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới và có thể thỏa sức thể hiện bản thân. Vậy làm hướng dẫn viên du lịch có khó không?
~~~Learn Well Thảo Ngân Nguyễn thị~~~
1. Mở bài:
- Giới thiệu tầm quan trọng của nghề nghiệp? Nó là một thứ không thể thiếu ở bất cứ con người nào, bởi con người không thể tồn tại nếu không có lao động, lao động tạo nên nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp là thứ mà con người lựa chọn, chính vì thế: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.
2. Thân bài:
a) Nghề nghiệp là gì?
- Nêu lên tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay, nghề nghiệp có quyết định lên tính cách của con người hay không, hay con người quyết định nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp tạo nên điều gì trong cuộc sống, nếu không có nghề nghiệp con người có tồn tại được không ?
- Khẳng định lại tầm quan trọng của nghề nghiệp từ xưa đến nay : Ông cha ta đã coi trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nghề nghiệp là do con người lựa chọn, chính vì vậy mỗi người sẽ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như trình độ của chính mình trong cuộc sống.
b) Việc lựa chọn nghề nghiệp phải chú ý tới những đặc điểm gì?
- Chọn nghề nghiệp theo năng lực
- Chọn nghề nghiệp được ưa chuộng
- Chọn nghề minh yêu thích
c) Những tấm gương chọn nghề nghiệp?
. Tấm gương Bác Hồ.
. Tấm gương Lỗ Tấn.
d) Làm thế nào để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn ?
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về việc chọn nghề.
TK :
Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Mỗi người hãy có hướng đi, sự lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt cho bản thân mình để tương lai tươi đẹp hơn. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân. Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Có nhiều người nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách tnày đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn. Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người.