Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số kinh nghiệm có thể rút ra như sau:
- Điều tra cần phải chọn đúng thời điểm và chuẩn bị sẵn câu hỏi trước khi phỏng vấn
- Cần tìm những số liệu cụ thể mang tính chính xác và sát với thực tế nhất
- Khi thuyết trình cần nói lưu loát rõ ràng để người nghe nắm bắt được nội dung dễ dàng hơn.
Bài nói tham khảo
Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi đến tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi thời đại. Mỗi một con người sinh ra lại có năng lực và trí tuệ khác nhau dẫn đến việc chọn ngành nghề của mỗi người mỗi khác.
Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao, làm nhanh, có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc ổn định, yên bình. Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau; chúng ta cũng cần cố gắng hết sức mình để hoàn thành trọn vẹn nhất có thể. Là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, trở thành một con người có ích cho quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một bộ phận thanh niên nhỏ sống buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi rơi vào tệ nạn xã hội. Lại có những người chọn cho mình công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,… gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính người làm mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hộ.
Chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì nó sẽ đi theo ta, trang trải cho ta cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời.
- Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý:
+ Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
+ Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.
+ Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.
- Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân:
+ Cần nhận thức rõ về ưu, nhược điểm của bản thân.
+ Khi viết bài, cần có những dẫn chứng cụ thể, xác thực.
Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý cách diễn đạt rõ từng mục khác nhau: tên, tuổi, ưu điểm, khuyết điểm,...
Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân:
- Lập nhiều mục cần nói về bản thân ra nháp: Tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, gia đình, ưu điểm, khuyết điểm, mơ ước,..
- Trình bày ngắn gọn, nhất quán, mạch lạc những mục nêu ra.
- Có lời kết bản thân cần cố gắng làm gì nhất, mục tiêu,..
- Tôi rút được lưu ý khi thực hiện một bài luận tương tự:
+ Cần đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục.
+ Lập luận rõ ràng, không có sự mâu thuẫn.
+ Có giải pháp cụ thể để định hướng.
Một số lưu ý bản thân rút ra được:
- Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.
- Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.
- Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng.
- Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí.
THAM KHẢO!
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng.
- Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí.
DÀN BÀI ĐỀ 1:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.
2. Thân bài
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:
+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.
⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.
+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.
+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.
- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …
3. Kết bài
Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.
đề 2:
Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
Một số kinh nghiệm tôi rút ra sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn của giới trẻ hiện nay:
- Cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để biết được giới trẻ hiện nay ưa thích nhóm ngành nghề nào.
- Khi thuyết trình nên sử dụng bảng biểu, đồ thị và nên có những phỏng vấn ngắn.
- Điều hành cuộc thảo luận theo đúng thời gian quy định, biết ngắt khi cần thiết.
- Nên tạo ra cuộc trao đổi giữa người nói và người nghe.
- Nói chậm hơn.